Chi tiết chương trình
 
Chỉ dẫn địa lý Dầu tràm Huế: Phát huy giá trị di sản
 Ngày: 15-05-2021
File đính kèm: , ,
Ngày 05/04/2019, Bộ KH&CN đã phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, kinh phí, phương thức khoán chi và thời gian thực hiện dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 bắt đầu thực hiện từ năm 2019 theo Quyết định số 772/QĐ-BKHCN.

Ngày 03 tháng 12 năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận số 00096 theo Quyết định 4656/QĐ-SHTT, bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Huế” cho sản phẩm tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với công cụ CDĐL, các nhà sản xuất và kinh doanh dầu tràm sẽ có được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường nhờ danh tiếng và chất lượng của sản phẩm đã được công nhận; đồng thời các nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc thực thi các hoạt động chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tăng giá trị kinh tế cho tinh dầu tràm

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu, rộng. Việc hội nhập sâu rộng sẽ mở ra nhiều cơ hội, thách thức cho kinh tế của Việt Nam, trong đó có tinh dầu tràm Huế. Trong bối cảnh đó, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng Hội sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế cũng như các đơn vị có liên quan, kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia đã xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế mang CDĐL. Kết quả bước đầu cho thấy, khi tinh dầu tràm được bảo hộ CDĐL, hoạt động kết nối thị trường nhìn chung đạt hiệu quả cao hơn hẳn. Đồng thời, trong thời gian tới, nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu tràm cũng đã có kế hoạch cải tiến công nghệ, mẫu mã sản phẩm, thực hiện quản lý chất lượng theo các Quy định quản lý sử dụng CDĐL và xây dựng các phương án để quảng bá sản phẩm tinh dầu tràm của mình đã được bảo hộ CDĐL và có những chiến lược kinh doanh để mở rộng thị trường.


CDĐL “Huế” cho sản phẩm dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế được bảo hộ là cơ hội thuận lợi, phát huy lợi thế cạnh tranh sản phẩm, tăng giá trị kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh tinh dầu tràm tại địa phương, góp phần ổn định cơ cấu kinh tế của tỉnh và các huyện, hình thành mũi kinh tế phát triển theo chuỗi giá trị, hiệu quả trị kinh tế cao và bền vững.  Mặt khác, CDĐL tác động bước đầu sâu sắc đến không chỉ các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn là các cơ sở sản xuất kinh doanh dầu tràm khi tiếp cận với tư duy sản xuất khoa học, kiểm soát chất lượng chặt chẽ với hệ thống tiêu chí chất lượng chung, cách sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc tuân thủ các quy định liên quan tới CDĐL góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dầu tràm trên địa bàn theo hướng đáp ứng các điều kiện để xuất khẩu quốc tế, đồng thời giữ gìn bản sắc đặc thù tạo nên chất lượng riêng biệt của sản phẩm. Thông qua các hoạt động quảng bá và kết nối thị trường, người tiêu dùng đã được biết và quen dần với logo, bao bì của sản phẩm mang CDĐL trên thị trường. Bản thân người sản xuất cũng như người tiêu dùng có được những kết nối cần thiết làm nền tảng xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Đồng thời, nó giúp người tiêu dùng hiểu được rằng, chúng chính là sản phẩm thay thế cho những sản phẩm đang bị công nghiệp hóa. Từ đó, làm gia tăng giá bán và hiệu quả sản xuất cho sản phẩm.

Bảo tồn và tôn vinh nét đẹp văn hoá truyền thống

CDĐL “Huế” cho sản phẩm tinh dầu tràm Huế đã nhận diện và xác nhận khái niệm bản sắc di sản của sản phẩm thông qua cơ chế thị trường. Đây chính là minh chứng cho việc CDĐL Huế mang đến giá trị tiềm năng dài hạn không chỉ về mặt kinh tế mà còn ở cả mặt xã hội. Yếu tố xã hội ở đây nằm ở khía cạnh sự công nhận kỹ thuật sản xuất, chế biến dầu tràm làm tăng các giá trị truyền thống, điều này giúp khơi nguồn sự gắn bó giữa người dân địa phương với lịch sử và truyền thống vùng miền.

Ngoài ra, CDĐL “Huế” cũng là đại sứ mang giá trị văn hóa vật thể: Nét đặc trưng của CDĐL “Huế” cho phép người tiêu dùng phân biệt loại hình “sản phẩm - dịch vụ - địa danh” để chia sẻ và thậm chí để giao lưu với các nền văn hóa khác. Nhờ đó, CDĐL “Huế” phù hợp và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa qua việc đẩy mạnh thương mại, ghi nhận những giá trị đặc sắc của địa phương.

Xây dựng và quản lý và phát triển CDĐL theo hướng bền vững đã bước đầu thấy được hiệu ứng tích cực gia tăng các giá trị văn hóa-xã hội của vùng sản xuất dầu tràm mang CDĐL, góp phần duy trì ổn định và phát triển một nguồn sinh kế hiệu quả cho người dân.

Đây không chỉ đơn thuần là phát triển thương hiệu cho một sản phẩm mang tính thương mại, mà sự phát triển này gắn với sự phát triển tổng thể, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà còn đáp ứng đúng với mong muốn của người dân. Đó là mong muốn có công cụ hữu hiệu để bảo vệ người sản xuất bằng chính chất lượng sản phẩm đặc thù, tính ổn định của sản phẩm, chống gian lận thương mại, tham gia cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Điều này thể hiện một cách rõ nét ở việc chỉ trong một thời gian rất ngắn, Hội sản xuất kinh doanh dầu tràm Huế đã vận động được đông đảo hội viên và các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh dầu tràm trên địa bàn tham gia tích cực trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, nhận thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc xây dựng và phát triển CDĐL, các hộ gia đình, các cơ sở, doanh nghiệp khai thác, sản xuất, thu mua và kinh doanh sản phẩm dầu tràm đã tích cực và chủ động tham ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Với việc duy trì và phát triển nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc, lâu đời, vị trí địa lý và khí hậu riêng biệt so với các vùng miền khác đã tạo cho Thừa Thiên Huế có tiềm năng sản xuất nhiều sản phẩm có những tính chất đặc thù về chất lượng, danh tiếng. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm có bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến đã tạo ra những sản phẩm mang những đặc tính di sản

Chính vì tính bền vững như đã nêu ở trên của dự án, nên dự án có tính nhân rộng. Các kết quả dự án đạt được là cơ sở thực tiễn và khoa học quan trọng để nhân rộng mô hình về xây dựng, tổ chức quản lý và phát triển CDĐL cho sản phẩm đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thanh Thủy 


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)