Chi tiết chương trình
 
Áp dụng sáng chế của Mỹ để xử lý chất thải rắn chứa crom tại Việt Nam
 Ngày: 17-08-2021
File đính kèm: , ,
Dự án “Áp dụng sáng chế US5271912 không bảo hộ tại Việt Nam để xây dựng quy trình và hệ thống thiết bị xử lý chất thải rắn chứa crom tại Nhà máy thuộc da Khatoco Khánh Hòa” được xây dựng nhằm mục đích đưa ra giải pháp thực tế cho chất thải cụ thể của ngành công nghiệp thuộc da tại Việt Nam. Đây là một thách thức lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và chưa được giải quyết triệt để từ trước đến nay.

Chất thải rắn thuộc da chứa crom đặc biệt nguy hiểm

Nhà máy thuộc da cao cấp Khatoco đặt tại cụm công nghiệp Ninh Ích, thôn Tân Phú, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được đầu tư hiện đại, đồng bộ với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng công suất 40.000 tấm da đà điểu, 80.000 tấm da chân đà điểu và 10.000 tấm da cá sấu/năm. Lượng chất thải rắn thuộc da chứa crom ước chừng 10 tấn/năm.

Tuy vâỵ, hiện nay nhà máy vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhà máy cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sản phẩm khi xuất khẩu sang các thị trường thế giới nói chung và thị trường châu Âu nói riêng. Trước yêu cầu cấp bách về việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sản phẩm khi xuất khẩu nói trên. Dự án chọn nhà máy thuộc da cao cấp Khatoco làm mô hình thí điểm từ đó có thể nhân rộng mô hình tới các doanh nghiệp thuộc da trên cả nước.

Chất thải rắn thuộc da cá sấu tại nhà máy thuộc da Khatoco còn lẫn cả vảy sừng, kích thước không đồng đều do phải nạo bằng tay để đạt được độ dầy theo ý muốn, nhất thiết phải nghiền nhỏ để có thành phần đồng nhất trong quá trình xử lý. Chất thải rắn chứa crom da đà điểu có thành phần đồng nhất và kích thước khá đồng đều, diềm dẻo còn chứa mỡ nhiều cần loại bỏ trong quá trình xử lý.
Theo Ông Trịnh Đoàn Dũng – Giám đốc Nhà máy thuộc da Khatoco, công nghệ thuộc da sử dụng tại nhà máy được đánh giá ở mức độ khá so với khu vực. Chất thải rắn chứa crom được thu gom được ép kiện trước khi chuyển giao cho Công ty môi trường có chức năng xử lý. Nhà máy không có phương án xử lý chất thải rắn chứa crom tại chỗ. Trong khi đó chất thải rắn thuộc da chứa crom chiếm 15- 20% tính theo nguyên liệu đầu vào, do vậy chiếm nhiều diện tích lưu giữ, ảnh hưởng tới diện tích sản xuất.

Theo Ông Nguyễn Ngọc Huy – Kỹ sư trưởng Nhà máy thuộc da Khatoco, da đà điểu có độ dày không đồng nhất do vậy sau quá trình thuộc được bào trên máy để đạt được độ đồng nhất nên lượng mùn bào lớn, riềm rẻo nhiều do ảnh hưởng của vùng nhăn ít có giá trị sử dụng nên phải loại bỏ vùng này. Nhà máy thuộc da Khatoco sản xuất theo đơn đặt hàng nên tùy thuộc vào đơn hàng sản xuất cá sấu hay đà điểu. Chính điều này cũng làm cho chất thải rắn thuộc da không đồng nhất về thành phần. Da cá sấu được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng do vậy da cá sấu nguyên liệu được thuộc crom loạt lớn trước khi sản suất theo đơn đặt hàng.

Chất thải rắn thuộc da thuộc loại khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, đây là những loại rác thải nguy hại có khả năng thẩm thấu, rất khó tiêu hủy và cực kỳ độc hại nếu như không được xử lý đúng cách thì ảnh hưởng lớn tới môi trường. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp thuộc da đều nằm trên địa bàn các thành phố lớn và nằm xen lẫn trong các khu dân cư nên việc kiểm soát các chỉ số phát thải của doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Chất thải rắn thuộc da có chứa crom, nếu không được xử lý một cách triệt để sẽ đặc biệt nguy hiểm vì khả năng oxy hoá của crom (III) thành dạng gây ung thư crom (VI).

Chế tạo hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải rắn thuộc da chứa crom


Dự án đã giải mã thành công sáng chế US 5271912 không bảo hộ tại Việt Nam và xây dựng thành công quy trình công nghệ đồng thời chế tạo hoàn thiện hệ thống thiết bị đồng bộ xử lý chất thải rắn thuộc da chứa crom tại Nhà máy thuộc da Khatoco tỉnh Khánh Hòa. Dự án đã đề xuất và hoàn thiện quy trình công nghệ thủy phân một bước xử lý chất thải rắn thuộc da đã rút ngắn thời gian xử lý xuống còn 04 giờ/mẻ so với sáng chế là 08 giờ/mẻ trong khi hiệu suất thu hồi gelatin không thay đổi (đạt >90%).

Hệ thống thiết bị dự án thiết kế và chế tạo công suất 30kg/mẻ hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ dàng vận hành và bảo trì. Công nghệ xử lý ổn định và không tạo ra chất thải thứ cấp trong khi tuần hoàn toàn bộ nước thu hồi từ quá trình cô đặc. Dự án đã hoàn thành tất cả các nội dung đăng ký và xử lý vượt kế hoạch 2.140 kg chất thải rắn thuộc da chứa crom và hơn 13.000 lít dung dịch thuộc. Dự án đã hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý da vụn thu hồi phân NPK, đã tiến hành xử lý 1.140 kg da vụn đồng thời thử nghiệm phân NPK trên vườn thuốc nam tại Nhà máy thuộc da Khatoco.  Dự án đang triển khai mô hình xử lý chất thải rắn chứa crom kiểu mẫu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khác nhau tới 02 Doanh nghiệp sản xuất.

Sự thành công của dự án đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường, phục vụ trực tiếp cho Nhà máy thuộc da Khatoco nói riêng và ngành công nghiệp thuộc da Việt Nam, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc da nói chung cũng như các ngành sản xuất khác. Công nghệ dự án đề xuất đã rút ngắn thời gian xử lý từ 8-9 giờ của sáng chế US 5271912 xuống dưới 4 giờ, làm giảm tiêu thụ điện năng, làm giảm giá thành sản phẩm. Công nghệ đề xuất thu hồi >90% protein có mặt trong chất thải rắn thuộc da mang lại.

Dự án đã góp phần chuyển đổi vị thế ngành công nghiệp thuộc da từ một ngành sản xuất gây ô nhiễm trở thành ngành công nghiệp không phát thải chất thải rắn. Đáp ứng tiêu chuẩn an sinh xã hội ở thị trường trong nước và thế giới, có đủ năng lực sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khác nhau.

Tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đang là vấn đề nóng bỏng toàn cầu và có liên quan trực tiếp đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp do các yêu cầu khắt khe về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và việc kinh doanh trên toàn thế giới. Dự án thành công sẽ giảm thiểu tác hại của chất thải độc hại từ ngành công nghiệp thuộc da tới môi trường, nhờ đó các doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển nguồn nguyên liệu trong nước(hiện tại nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu sản xuất của ngành), góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa về nguyên vật liệu, tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành da giầy, một trong những ngành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam.

Thanh Thủy


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)