Chi tiết chương trình
 
Thiết lập mạng lưới kênh phân phối sản phẩm chuối ngự mang CDĐL “Đại Hoàng”
 Ngày: 19-09-2021
File đính kèm: , ,
Chuối ngự Đại Hoàng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhân đăng ký CDĐL “Đại Hoàng” cho sản phẩm chuối ngự số 00017 theo quyết định số 1895/QĐ-SHTT, ngày 30/09/2009.

Dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam”  thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ với mục tiêu thiết lập và vận hành mô hình quản lý và phát triển CDĐL “Đại Hoàng” cho sản phẩm chuối ngự của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, qua đó đảm bảo chất lượng, phát huy danh tiếng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các tác nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Đánh giá hiện trạng thị trường chuối ngự Đại Hoàng

Sau khi sản phẩm chuối ngự được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Đại Hoàng” cho sản phẩm Chuối ngự của huyện Lý Nhân ,thị trường tiêu thụ có sự chuyển biến mạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm được tăng cao. Việc tiêu thụ Chuối ngự của người dân hiện nay là rất thuận lợi do sản lượng còn ít, thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định và TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Thành phố Hà Nội và một số thành phố lớn khác cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm Chuối ngự nhưng chưa đáp ứng được.

Đối với sản phẩm Chuối ngự, do đặc tính là cho sản phẩm quanh năm. Mặt khác, như đã trình bày sản lượng hiện nay ở xã Hoà Hậu, xã Tiến Thắng cũng như toàn huyện Lý Nhân chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường nên các tác nhân tham gia ngành hàng ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm thể hiện qua việc sản phẩm chưa năm nào bị ế. Tuy nhiên đối với các đối tượng tiêu dùng khác nhau sự lựa chọn cũng khác biệt.

Trong chiến lược phát triển Chuối ngự của địa phương thì việc quan tâm nâng cao chất lượng Chuối ngự là cần thiết. Vì chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định để sản phẩm của vùng tồn tại, biến mất trên thị trường hoặc có khả năng mở rộng thêm. Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm, nó liên quan tới lợi ích của các tác nhân nhất là các tác nhân ở đầu phân phối.   

Đối với sản phẩm Chuối ngự do có sản phẩm quanh năm suốt tháng nên khả năng biến động về giá qua các tháng là không lớn. Các tháng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 4 và các tháng cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12, thời gian này do sản lượng chuối ít hơn các tháng giữa năm nên giá thành có phần cao hơn.

Thử nghiệm các kênh phân phối chuối ngự có gắn CDĐL “Đại Hoàng"

Các hoạt động thương mại chuối ngự Đại Hoàng trước khi được bảo hộ CDĐL chủ yếu được bán tự do, mạnh ai ấy làm dẫn đến việc không kiểm soát được chất lượng. Để thay đổi vấn đề này đơn vị thực hiện dự án đã tư vấn cho Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng bán sản phẩm theo kênh hàng mang CDĐL “Đại Hoàng” bán chung có kiểm soát chất lượng, có logo, bao bì và nhãn hàng hóa…

Kênh tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng cũ (truyền thống) theo quy trình như sau từ người sản xuất đến Thu gom xã đến Thu gom huyện đến Chủ buôn đến Cửa hàng bán lẻ đến Người tiêu dùng. Như vậy, sản phẩm qua nhiều khâu trung gian nên khó kiểm soát chất lượng (bị pha trộn). Ngoài ra, giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên do phải chi phí lợi nhuận cho các cầu trung gian này.

Để hạn chế các bất cập trong kênh phân phối cũ việc xây dựng một kênh hàng phân phối mới mang CDĐL “Đại Hoàng” là hết sức cần thiết, nhằm giảm các cầu trung gian, tăng hiệu quả giám sát chất lượng..., sản phẩm khi đưa ra thị trường theo kênh hàng này bắt buộc phải được kiểm soát chất lượng, đóng gói có logo, bao bì và nhãn hàng hóa…

Từ kết quả dự án chất lượng sản phẩm chuối ngự đã được nâng cao về độ đồng đều, mẫu mã cũng như chất lượng. Đặc biệt sản phẩm có logo, bao bì và nhãn hàng hóa. Điều này cho phép giá bán của sản phẩm sẽ được tăng khoảng 15- 30 % so với bán tự do. Tổ chức kênh phân phối liên kết trực tiếp gữa tổ chức nông dân sản xuất với các chủ buôn giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho người sản xuất đặc biệt là quản lý được chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng.

Kênh phân phối mới của Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng sẽ phân phối sản phẩm theo 2 kênh: Kênh truyền thống sẽ phân phối những sản phẩm không đảm bảo về chất lượng cũng như mẫu mã hoặc những nải cuối buồng kém chất lượng không gắn tem nhãn; Kênh hàng có gắn CDĐL “Đại Hoàng” Các sản phẩm sau khi đã được phân loại đảm bảo chất lượng sẽ được phân phối có gắng tem nhãn mang CDĐL “Đại Hoàng”.

Với kênh hàng có gắn CDĐL “Đại Hoàng”:, nhóm thực hiện dự án hỗ trợ Hôi chuối thử nghiệm theo 3 hướng: Tham gia giới thiệu và bán sản phẩm tại Hội chợ tại Hà Nội; Thuê một phần gian hàng giưới thiệu và bán sản phẩm tại các thị trường như Hà Nội, TP Phủ Lý Hà Nam, TP Nam Định; Đổ buôn cho các công ty, cửa hàng bán lẻ tại các thị trường như Hà Nội, TP Phủ Lý Hà Nam, TP Nam Định và tỉnh Quảng Ninh.

Mô hình thuê một phần gian hàng để Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại hoàng giới thiệu và bán sản phẩm bước đầu có hiệu quả về mặt lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình này có nhiều bất cấp, cụ thể: Không bố trí  được người của Hội lên cửa hàng để giới thiệu, nếu có thì cũng làm tăng chi phí đi lại, ăn nghỉ và tiền công cho người tham gia; Thuê lại một phần gian hàng của cửa hàng chuyên bán nông sản không thể kéo dài . Do đó Mô hình hiệu quả nhất là Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng chỉ đạo sản xuất cho chất lượng tốt sau đó giao tổ thị trường thu gom và đổ buôn cho các cửa hàng này họ tự bán là phù hợp nhất. Hội vừa quản lý được chất lượng, quản lý được tem nhãn QR-code đến khi bàn giao cho các cửa hàng.

Bên cạnh đó, dự án đã bước đầu đưa giống chuối ngự Đại Hoàng nuôi cấy mô vào trồng thử nghiệm 5ha cho thấy, cây thích nghi với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu…) của vùng Đại Hoàng, chất lượng sản phẩm không thay đổi và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống chuối ngự truyền thống 10-20%. Diện tích chuối ngự nuôi cấy mô trồng mới mang lại lãi dòng cho bà con nông dân là 0,9 tỷ đồng/5ha/năm.

Thanh Thủy

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)