Chi tiết chương trình
 
Quản lý, khai thác CDĐL “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn hướng tới xuất khẩu
 Ngày: 29-01-2022
File đính kèm: , ,
Nhãn có tên khoa học là Euphoria longana hay Dimocarpus longan, thuộc họ Sapindaceae. Trong 100g thịt quả nhãn chứa: 109,0 calo; 1,0g protein; 0,5g chất béo; 12,38-22,55% đường tổng số; +28,0 I.U. Vitamin A; 43,12-163,70mg Vitamin C; 196,5mg Vitamin K,...
Như vậy, quả nhãn ngoài các chất khoáng thì độ đường, vitamin C và K khá cao là các chất dinh dưỡng rất cần cho sức khỏe của con người, thích hợp với ăn tươi (Nguồn kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn). Nhãn tươi và nhãn chế biến là mặt hàng giá trị có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Chúng được phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Theo một số tác giả cho rằng nhãn có nguồn gốc ở các vùng núi của tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc.

Thực trạng phát triển nhãn lồng mang CDĐL “Hưng Yên”

Ở Việt Nam, nhãn được trồng từ bao giờ chưa được nghiên cứu, xác định mặc dù cây nhãn đã có mặt rộng rãi khắp mọi miền đất nước. Nhãn là cây trồng không kén đất (có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất sét, đất cát ven biển, đất gò đồi trung du miền núi…) với độ pH thích hợp từ 5-6,5. Cây nhãn thích hợp nhất trên đất phù sa nhiều màu mỡ, ẩm, ưa mát không bị ngập nước… là điều kiện thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây nhãn.. Hiện nay cây nhãn đã được trồng và phát triển ở các tỉnh thành miền Bắc như: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Sơn La... Diện tích đất trồng nhãn ở nước ta hiện nay ước khoảng trên 120 nghìn ha và năng suất bình quân đạt khoảng 5 tấn/ha, trong đó Hưng Yên được coi là cái nôi của vùng trồn nhãn phía bắc Việt Nam, tuy nhiên diện tích và sản lượng đứng thứ 2 miền Bắc, với khoảng 4.800 ha đất trồng nhãn và sản lượng từ 45 đến 50 nghìn tấn quả/năm (trong đó 70% là bán quả tươi và 30% là chế biến long nhãn). Đất trồng nhãn của tỉnh Hưng Yên tập trung chủ yếu ở thành phố Hưng Yên và các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động với các giống nhãn ngon nổi tiếng như: Nhãn đường phèn, nhãn Hương Chi, nhãn vân (T1, T6), nhãn chín muộn Miền Thiết...

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội với tổng diện tích đất tự nhiên là 93.022,44 ha. Hưng Yên mang nhiều nét đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp.


Cũng chính vì điều kiện khí hậu và đất đai đặc trưng của tỉnh Hưng Yên nên nhãn Hưng Yên mới ngon và nổi tiếng đến vậy. Từ lâu, nhãn đã được biết đến như một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên với mùi vị thơm ngon đặc biệt và có đặc tính tốt cho sức khỏe nhờ điều kiện môi trường độc đáo của địa phương, cũng như tập quán canh tác đặc biệt. Điều này là lý giải tại sao nhãn Hưng Yên được cung tiến cho các vị vua chúa thời phong kiến. Tuy nhiên vẫn tồn tại câu hỏi tại sao người nông dân Hưng Yên vẫn thấy rất khó khăn trong việc làm giàu từ sản phẩm danh tiếng trên. Năm 2017 CDĐL “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng đã được cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên công tác quản lý chất lượng, hệ thống quản lý và giám sát chất lượng trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa được thiết lập. Do vậy, chất lượng nhãn không đồng đều và luôn biến động. Không có sự gắn kết nông dân và các bên tham gia khác như với thương gia, việc canh tác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được điều phối và tổ chức. Điều này đã dẫn tới rất nhiều yếu kém: thiếu các kỹ thuật canh tác hiệu quả, đầu tư hạn chế cho phát triển thương hiệu, hệ thống quản lý chất lượng và chế biến, việc giao dịch mất nhiều thời gian và chi phí với các đối tác kinh doanh khác.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong việc hướng dẫn nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vẫn đang vấp phải những khó khăn, đặc biệt là về kiểm soát chất lượng để nâng cao uy tín và giá trị trên thị trường. Chính vì vậy, nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển lâu dài đặc sản mang CDĐL “Hưng Yên” thì sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương trong việc thiết lập một mô hình quản lý, khai thác CDĐL “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn hướng tới xuất khẩu ổn định là việc làm vô cùng cần thiết.

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu vùng trồng và công cụ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ CDĐL

Mã số vùng trồng (MSVT) có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm trái cây của Việt Nam đặc biệt là công tác quản lý sản phẩm đã được bảo hộ CDĐL. Việc này không chỉ cam kết về chất lượng sản phẩm khi mang CDĐL gắn với (MSVT) cũng như phải đáp ứng tiêu chuẩn của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà còn giúp nông sản Việt Nam định hình thương hiệu trên các thị trường lớn. Do đó, các ban ngành từ trung ương đến địa phương Việt Nam cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã cần quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống quản lý CDĐL gắn với đăng ký (MSVT), an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm (MSVT) để nông sản Việt Nam có vé thông hành vào thị trường quốc tế.

Theo quy định của đa số nước trên thế giới, ngoài các rào cản khác về kỹ thuật sản phẩm nhãn lồng muốn xuất khẩu bắt buộc phải có có MSVT, mã số cơ sở đóng gói (MSCSĐG). MSVT và MSCSĐG là các mã số quan trọng để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Châu Âu, Trung Quốc, vv. Tính đến tháng 8/2021 vùng nhãn Hưng Yên có trên 10 tổ chức, cá nhân với khoảng 100ha nhãn lồng được cấp MSVT, so với tổng diện tích gần 5000ha nhãn lồng trong trong tỉnh là rất khiêm tốn (>< 2%). Ngoài ra, qua khảo sát sơ bộ có nhiều MSVT không duy trì hiệu lực MSVT, do nhiều nguyên nhân như: năng lực của các chủ thể còn hạn chế, vẫn còn duy trì tư duy sản xuất theo cảm tính, chưa có mô hình liên kết để khai thác sản phẩm được cấp MSVT để xuất khẩu. Với những vướng mắc nêu trên, dự án đề xuất tiếp cận để chuẩn hóa quy trình xác lập MSVT, khôi phục hiệu lực MSVT, nâng cao năng lực khai thác MSVT, thiết lập cơ sở đóng gói liên kết chuỗi phục vụ hệ thống quản lý CDĐL  và xuất khẩu.

MSVT là một chứng nhận mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo nông sản khi xuất khẩu ra nước ngoài phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó, trong khuôn khổ dự án đơn vị chủ trì sẽ tiếp cận 2 địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất của tỉnh Hưng Yên là huyện Khoái Châu và thành phố Hưng Yên để khảo sát, đánh giá hoàn thiện hồ sơ xác lập tối thiểu 02 MSVT cho 02 tổ chức ( dự kiến là Hợp tác xã) đại diện lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận MSVT.

Nhiệm vụ Quản lý và phát triển CDĐL “Hưng Yên" cho sản phẩm nhãn lồng của tỉnh Hưng Yên gắn với kiểm soát MSVT phục vụ xuất khẩu được thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội, đó là:
- Thiết lập được mô hình quản lý, khai thác CDĐL thống nhất, hiệu quả;
- Thiết lập mô hình liên kết cho sản phẩm được cấp MSVT đảm bảo xuất khẩu;
- Nâng cao năng lực phát triển sản phẩm gắn với MSVT, truy xuất kiểm soát sản phẩm hiệu quả;
- Thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa của địa phương theo hướng chuyên nghiệp, vừa đáp ứng các quy định của pháp luật vừa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng;
- Tăng cường độ phủ của CDĐL đối với sản phẩm được bảo hộ CDĐL, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì sản phẩm, từ đó làm tăng giá trị sản phẩm và gián tiếp tiêu thụ các sản phẩm chủ lực/đặc sản khác của địa phương;
- Góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất và kinh doanh sản phẩm góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của địa phương;
- Góp phần thay đổi tư duy của người dân một cách tích cực với các kênh phân phối, thương mại hóa sản phẩm phù hợp với xu thế;
- Dự án thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý CDĐL của địa phương cũng như nâng cao nhận thức của người dân về CDĐL, MSVT, MSMV, QR, ATTP, GAP, sàn TMĐT, MXH, XNK…;
- Dự án đươc thực hiện, góp phần hướng tới thành công của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Phương Trà

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)