Chi tiết chương trình
 
Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thịt trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang
 Ngày: 16-02-2022
File đính kèm: , ,
Chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu nói riêng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang và đang được tỉnh khuyến khích, hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang có 22 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, 275 trang trại chăn nuôi, 22 Hợp tác xã chăn nuôi, 1 Hội trang trại. Hoạt động của các doanh nghiệp, Hợp tác xã chăn nuôi, Hội trang trại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động.

Chuẩn hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và thương mại hóa

Tuyên Quang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển chăn nuôi trâu ngố, tuy nhiên, quá trình thương mại hóa sản phẩm thịt trâu hiện nay vẫn còn gặp một số hạn chế và khó khăn như sau: Người tiêu dùng khó nhận biết sản phẩm vì chưa có hệ thống nhận diện hoàn chỉnh; Khó khăn trong liên kết, phát triển phát triển chăn nuôi, thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị; Khó khăn trong tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm; Khó khăn trong bảo vệ danh tiếng, uy tín chất lượng sản phẩm.

Từ thực tiễn nêu trên, bảo hộ CDĐL “Chiêm Hóa” cho sản phẩm thịt trâu của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, bảo hộ danh tiếng, chất lượng đặc thù cho sản phẩm thịt trâu Chiêm Hóa là việc làm cần thiết, là hướng đi bền vững để phát huy thế mạnh của con trâu gắn với khai thác tiềm năng du lịch, tạo thêm nhiều sinh kế cho đồng bào các dân tộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

So với mặt bằng chung của cả nước, ngành chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang còn khiêm tốn. Thế nhưng sự tăng trưởng về tổng đàn, về số lượng trang trại, gia trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh là đáng ghi nhận. Giai đoạn 2015-2020, giá trị sản xuất chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang tăng bình quân 6,4%/năm. Dự án bảo hộ, quản lý và phát triển CDĐL “Chiêm Hóa” cho thịt trâu Chiêm Hóa sẽ giúp chuẩn hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm thịt trâu của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang theo hướng chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững.


Sự thành công của dự án còn có thể kéo theo việc phát triển các ngành nghề khác như: ngành chế biến thực phẩm, dịch vụ, du lịch... Từ đó, góp phần vào quá trình sản xuất hàng hóa và phân công lao động trong nông thôn theo cung đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm nông sản; đào tạo một hệ thống những người sản xuất, quản lý kinh doanh chuyên nghiệp về chăn nuôi trâu với kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức trong phát triển chăn nuôi đảm bảo tính bền vững. Nói cách khác, bảo hộ và phát triển CDĐL “Chiêm Hóa” cho sản phẩm thịt trâu Chiêm Hóa góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn theo chiều sâu, nâng cao vai trò và tính chủ động của người dân từ làm thuê, bị động đến chủ động sản xuất theo nhu cầu thị trường, làm chủ doanh nghiệp, từ đó huy động được các nguồn lực đầu tư lớn vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Nông sản Tuyên Quang nói chung và thịt trâu nói riêng đã vươn ra thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Đài Loan. Việc bảo hộ CDĐL sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về những sản phẩm đặc biệt được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, từ đó họ sẽ mua nhiều và kích thích được sản xuất. Đó là bước đầu tiên giúp xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm và giúp các đặc sản có thể đứng vững tại thị trường trong nước và “bay xa” ra các thị trường ngoài nước.

Phát triển chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa đã giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi không kỹ thuật, chăn nuôi ít kiểm soát sang chăn nuôi có kiểm soát. Hình thức này cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ vững cảnh quan môi trường. Bảo hộ CDĐL “Chiêm Hóa” cho sản phẩm thịt trâu Chiêm Hóa còn là giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống và tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại, giúp thúc đẩy tiềm năng các nguồn lực địa phương.

Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng và giá thành

Tuyên Quang khẳng định cần quân tâm phát triển trâu hàng hóa, trong những năm qua, công tác nghiên cứu chọn lọc, cải tạo giống trâu theo hướng thịt đã được địa phương quyết liệt chỉ đạo thông qua các chương trình nghiên cứu, các dự án, chương trình khuyến nông và đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Đàn trâu cái tại Tuyên Quang đã được chọn lọc tốt để giữ lại những trâu có khối lượng trên 350kg sử dụng làm giống. Sử dụng trâu đực có tầm vóc to (khối lượng trên 450kg) để sử dụng phối giống trực tiếp tại các địa bàn giao thông khó khăn chưa thể áp dụng thụ tinh nhân tạo. Đồng thời, trâu đực giống cũng được luân chuyển (đảo trâu đực giống) giữa các địa phương để tránh hiện tượng đồng huyết. Kết quả đàn nghé sinh ra từ đàn cái được chọn lọc và trâu đực giống khối lượng lớn đã tăng khối lượng cao hơn so với nghé nội đại trà từ 10-15%, đồng thời nghé nhanh lớn, ngoại hình đẹp và bán giá cao hơn.

Phát triển chăn nuôi là một trong những biện pháp tạo công ăn việc làm để sử dụng tốt hơn và có hiệu quả lực lượng lao động nông thôn. Mặc dù tổng đàn trâu giảm nhẹ hàng năm, nhưng tổng lượng thịt trâu của cả nước (94.479 tấn năm 2019) lại tăng bình quân 2,94% năm kể từ năm 2016. Thịt trâu có xu hướng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, thể hiện ở việc tăng sản lượng thịt hàng năm.

Nhu cầu sử dụng sản phẩm thịt trâu có chất lượng đặc thù, có bao bì, nhãn mác phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, minh bạch nguồn gốc, chất lượng và quá trình kiểm soát/chứng nhận… đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, khả năng các sản phẩm trâu được chăn nuôi, kiểm soát theo tiêu chuẩn CDĐL “Chiêm Hóa” cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường là hoàn toàn khả thi.

Các hệ thống phân phối thực phẩm lớn như Nông nghiệp sạch, chuỗi Bác Tôm, Sói Biển… vẫn đang tìm kiếm nguồn cung các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, minh bạch cho nên việc xây dựng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thịt trâu mang CDĐL “Chiêm Hóa” thông qua các hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường của dự án là hoàn toàn khả quan.

Hiện nay giá thịt trâu tươi trên thị trường khá ổn định, dao động từ 240.000 - 350.000 đồng/1kg thịt ngon, trâu khô dao động từ 900.000 - 1.250.000 đồng/kg. Trâu tiêu thụ dễ nên người chăn nuôi rất yên tâm. Không chỉ dừng lại chăn nuôi ở quy mô nhỏ lẻ, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã đã chăn nuôi trâu quy mô trang trại. Điển hình là Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tiến Quang, xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa xây dựng mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo với 26 hộ tham gia.

Thịt trâu Chiêm Hóa mang CDĐL “Chiêm Hóa” có khả năng cạnh tranh cao còn vì các lý do sau đây: 1) Các chủ thể kinh tế được nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh; 2) Sản phẩm CDĐL có dấu hiệu nhận diện, chất lượng đặc thù và an toàn, được sử dụng tem TXNG, bao bì, nhãn mác, được quảng bá giới thiệu và xúc tiến thương mại để tạo dựng hình ảnh, nâng cao uy tín; 3) Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm CDĐL có chất lượng, được chứng nhận và kiểm soát, đảm bảo ATTP và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)