Chi tiết chương trình
 
Quản lý và phát triển CDĐL Cao Lãnh cho sản phẩm xoài gắn với việc kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng
 Ngày: 10-02-2022
File đính kèm: , ,
Đồng Tháp có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp và cũng là địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 6 năm 2013.
Hoạt động quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý vẫn còn nhiều hạn chế

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích xoài lớn nhất vùng ĐBSCL với diện tích đạt là 11,4 nghìn ha (chiếm 24% diện tích xoài cả vùng), kế đến là An Giang 11,2 nghìn ha (24%), Vĩnh Long 5,0 nghìn ha (11%), Tiền Giang 3,9 nghìn ha (9%), Hậu Giang 3,6 nghìn ha (8%), TP. Cần Thơ 2,9 nghìn ha (6%), Sóc Trăng 2,1 ha (5%), Kiên Giang 2,0 ha (4%)…

Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, Đồng Tháp mạnh dạn chuyển đổi 7.557 ha tương ứng với 30,5% tổng diện tích lúa kém hiệu quả được chuyển đổi, sang trồng cây ăn trái, trong đó có xoài. Nhờ đó, diện tích xoài trồng mới mỗi năm của tỉnh không ngừng tăng lên, bình quân tăng khoảng 1 nghìn ha/năm. Diện tích xoài năm 2015 đạt 8,6 nghìn ha, đến cuối năm 2020 diện tích xoài đạt gần 12,2 nghìn ha (tăng 41%). Xoài của tỉnh được trồng tập trung, chuyên canh ở huyện Cao Lãnh , TP. Cao Lãnh và huyện Thanh Bình.

Tỉnh Đồng Tháp có 2 nhóm giống xoài: giống xoài địa phương như xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc và giống xoài nhập như xoài Đài Loan, xoài Thái, xoài tượng da xanh. Tuy nhiên, giống xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc chiếm phần lớn diện tích xoài tại Đồng Tháp. Cơ cấu giống giữa 2 nhóm giống xoài này có sự thay đổi trong giai đoạn qua. Theo kết quả khảo sát của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, năm 2015, khoảng 90% diện tích trồng xoài trong toàn tỉnh là giống xoài địa phương (cụ thể xoài cát chiếm khoảng trên 20% và xoài cát Chu chiếm trên 70%), xoài nhập nội chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, giống xoài Đài Loan, xoài tượng da xanh cũng được nhiều nhà vườn quan tâm, đầu tư phát triển diện tích vì giống xoài dễ trồng, dễ đậu trái, năng suất cao.


Năm 2013, Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Xoài Cát Chu Cao Lãnh và Xoài cát Cao Lãnh”; năm 2019 được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài cát chu và xoài cát. Sự thành công trong việc xác lập quyền (bảo hộ) chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài là một bước ngoặt quan trọng, khẳng định danh tiếng và chất lượng đặc thù của sản phẩm xoài có nguồn gốc xuất xứ từ huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường … Tuy nhiên, hoạt động quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý vẫn còn nhiều hạn chế, như: Chưa thiết lập được mô hình tổ chức quản lý CDĐL; Chưa thành lập được tổ chức tập thể tham gia mô hình kiểm soát chất lượng và cấp quyền sử dụng CDĐL; Mô hình liên kết chuỗi giá trị gắn với mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế; Công tác duy trì hiệu lực, kiểm soát mã vùng trồng chưa được quan tâm;  Các giải pháp phát triển thị trường khai thác CDĐL chưa được xây dựng, triển khai; Nhận thức của người dân về CDĐL còn thiếu và yếu; Người tiêu dùng thiếu công cụ để phân biệt xoài cát và xoài cát chu trên thị trường.

Xác lập mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

MSVT có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm trái cây của Việt Nam đặc biệt là công tác quản lý sản phẩm mang CDĐL. Việc này không chỉ cam kết về chất lượng sản phẩm khi mang CDĐL gắn với MSVT cũng như phải đáp ứng tiêu chuẩn của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà còn giúp nông sản Việt Nam định hình thương hiệu trên các thị trường lớn. Do đó, các ban ngành từ trung ương đến địa phương Việt Nam cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã cần quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống quản lý CDĐL gắn với đăng ký MSVT, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm MSVTđể nông sản Việt Nam có vé thông hành vào thị trường quốc tế.

Theo quy định của đa số nước trên thế giới, ngoài các rào cản khác về kỹ thuật sản phẩm xoài muốn xuất khẩu bắt buộc phải có có mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói. Mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói là các mã số quan trọng để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Châu Âu, kể cả thị trường Trung Quốc mà trước giờ vẫn coi là dễ tính... vv. Tính đến tháng 12/2020 vùng xoài Cao Lãnh có 85 tổ chức cá nhân với gần 1.000 ha được cấp mã vùng trồng, so với tổng diện tích trên 11.000ha diện tích xoài trong tỉnh là rất khiêm tốn (>< 9%). Ngoài ra qua khảo sát sơ bộ có nhiều mã vùng trồng không duy trì hiệu lực và phát huy giá trị MVT, do năng lực chủ vườn còn hạn chế, tư duy duy trì sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) chưa được quan tâm, chưa tận dụng lợi thế sản phẩm được cấp mã vùng trồng để xuất khẩu, kể cả tiêu thụ trong nước. Với những vướng mắc nêu trên, nhiệm vụ cần chuẩn hóa quy trình tạo tiện lợi cho việc xác lập MVT, cách thức khôi phục, duy trì hiệu lực MVT, nâng cao năng lực khai thác MVT là rất cần thiết.

Vì vậy, sự hợp tác, liên kết theo mô hình chuỗi càng cần thiết hơn bao giờ hết đặc biệt là công cuộc nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Theo quy định của đa số nước trên thế giới ngoài các rào cản khác về kỹ thuật sản phẩm xoài muốn xuất khẩu bắt buộc phải có có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói bảo quản, tem truy xuất… Mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói là yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Châu Âu, Trung Quốc, vv. Do vậy, việc xác lập mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói là rất cần thiết cho hoạt động xuất khẩu, góp phần quản lý và phát triển CDĐL xoài Cao Lãnh hiệu quả. Trong khuôn khổ nhiệm vụ đơn vị chủ trì sẽ tiếp cận để khảo sát, đánh giá hoàn thiện hồ sơ, quy trình xác lập được tối thiểu 02 hồ sơ mã vùng trồng tại huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp nộp cơ quan chức năng (cục BVTV) cấp giấy chứng nhận MVT cho sản phẩm xoài cát và xoài cát chu.

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)