Chi tiết chương trình
 
Thực trạng sản xuất kinh doanh và chính sách hỗ trợ phát triển mai vàng của tỉnh Bình Định
 Ngày: 03-03-2022
File đính kèm: , ,
Làng nghề làm mai ở Bình Định được xem là lâu đời nhất tại nước ta. Với rất nhiều làng nghề tập trung ở nhiều huyện khác nhau, các làng nghề này tập trung làm chuyên mai vàng chứ không rải rác như các vùng khác.
Người dân tập trung sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao nhằm mang lại giá trị cao, họ làm bằng cách mua lại các gốc mai vàng của tỉnh Bình Định truyền thống trong nhà dân để tiếp tục về tạo dáng; nhóm khác tập trung chăm sóc cây mai theo kỹ thuật mới nhất nhằm tạo ra các cây mai có giá trị cao. Tay nghề làm mai ở đây thuộc dạng cao nhất nước ta; các vùng khác hầu như đều học hỏi kỹ thuật từ người dân nơi này.

Ngoài các vùng trồng mai vàng khác của tỉnh Bình Định; nhắc đến mai vàng của tỉnh Bình Định không thể không nói đến thi xã An Nhơn được mệnh danh là “thủ phủ” mai vàng của miền Trung. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, đến nay thị xã An Nhơn có khoảng 3.000 hộ trồng mai vàng thương mại với tổng diện tích khoảng 300ha và khoảng trên 1,5 triệu chậu mai vào “tuổi ra chợ” tập trung chủ yếu (trên 90%) là các giống mai Giảo, Cúc mai và mai 5 cánh; các xã sản xuất mai vàng chủ yếu ở An Nhơn: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hậu, Nhơn Hạnh, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ và 05 phường của thị xã An Nhơn, trở thành thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung. Từ thú chơi, nhiều hộ dân đã nâng việc trồng mai lên thành nghề chuyên nghiệp, mang lại thu nhập ổn định, tạo thêm việc làm cho người lao động tại đại phương. Nhờ có nhiều người trồng mai, dần dần ở thị xã An Nhơn hình thành những làng nghề trồng mai, bắt đầu từ Nhơn An, sau đó lan sang vùng lân cận và nhiều vùng khác trong tỉnh. Vì vậy, năm 2012 nhãn hiệu tập thể mai vàng Nhơn An đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận. Sau khi nhãn hiệu tập thể “Mai vàng Nhơn An” của tỉnh Bình Định” được áp dụng trên thực tế đã góp phần nâng cao danh tiếng và giá trị kinh tế cây mai vàng.  


Hiện nay, nghề trồng mai vàng cảnh ở Bình Định đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và mang lại thu nhập cao cho người dân. Mỗi vụ mai, tổng thu của các hộ trồng mai ở mỗi xã đạt trên 100 tỷ đồng (năm 2020). Thị trường tiêu thụ mai Bình Định rộng khắp trong cả nước.

Tóm lại, mai vàng của tỉnh Bình Định không chỉ có tác dụng mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng mai, nó còn góp phần vào làm đẹp và kích thích cho khu Di tích phát triển. Đồng thời, hoạt động sản xuất và kinh doanh mai vàng được thực hiện thành công sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân các vùng trồng mai vàng của tỉnh Bình Định. Hoạt động sản xuất và buôn bán mai vàng sẽ tạo nên nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống dân sinh và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, hiện nay, người dân trồng mai vàng tỉnh Bình Định càng gặp những khó khăn hơn, như: Người trồng mai chủ yếu làm nghề theo kinh nghiệm và bí quyết mà chưa có thống nhất một quy trình chung nào; Chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đất phù sa, công lao động tăng; Dịch bệnh và Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến thời vụ; Thời gian canh tác để cho thu hoạch kéo dài vài năm làm cho thu hồi vốn chậm; Danh tiếng mai vàng của tỉnh Bình Định được nhiều người biết đến nhưng lại chưa có thông tin nhận biết sản phẩm dẫn đến việc giả mạo danh tiếng của mai vàng của tỉnh Bình Định làm giảm giá trị và dần dần mất niền tin của người tiêu dùng trong cả nước,… Những khó khăn này làm cho nghề trồng mai vàng của tỉnh Bình Định gặp thêm nhiều rủi ro, giá trị thu được chưa tương xứng, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh đặc thù và tay nghề của các nghệ nhân mai vàng của tỉnh Bình Định. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho phát triển nghề trồng mai vàng của tỉnh Bình Định cũng như góp phần giải quyết các khó khăn nêu trên; từ đó làm giúp nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng mai vàng của tỉnh Bình Định, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của nghề trồng mai tỉnh Bình Định, thì việc xây dựng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng Bình Đình là rất cấp bách hiện nay.

Các giống mai vàng của tỉnh Bình Định đã thể hiện được tính chất riêng biệt, có mối liên hệ với điều kiện tự nhiên, sinh thái của khu vực sản xuất. Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng CDĐL cho Mai vàng của tỉnh Bình Định. Để giúp người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tăng khả năng nhận biết bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm. Việc tiến hành thực hiện nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định” là hoàn toàn phù hợp và hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Khi được phê duyệt, nhiệm vụ triển khai các nội dung để xác lập quyền CDĐL “Bình Định” cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định gắn với kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ. Xây dựng các điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý và khai thác, phát triển CDĐL phù hợp với điều kiện của địa phương, khu vực và tính chất đặc thù của sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định được bảo hộ. Xây dựng hệ thống công cụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ CDĐL. Quảng bá và phát triển CDĐL “Bình Định” cho sản phẩm mai vàng nhằm mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ CDĐL, nhiệm vụ sẽ tập trung đánh giá, kiện toàn mô hình tổ chức và các điều kiện phục vụ hoạt động quản lý và phát triển CDĐL. Đánh giá chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các cơ quan tham gia quản lý và phát triển CDĐL. Nghiên cứu thiết kế mô hình tổng thể hệ thống quản lý và phát triển CDĐL, trong đó chú trọng nâng cao năng lực của tổ chức và vận hành hệ thống quản lý nội bộ và quản lý bên ngoài đối với CDĐL.

Nhiệm vụ sử dụng hệ thống các công cụ, phương tiện phục vụ quản lý nội bộ và quản lý từ bên ngoài đối với CDĐL; hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định được bảo hộ CDĐL; hệ thống công cụ, phương tiện quảng bá và thương mại hóa sản phẩm mang CDĐL để vận hành thử nghiệm quản lý CDĐL trên thực tế. Kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bàn giao mô hình cho đơn vị thụ hưởng sau khi nhiệm vụ kết thúc.

Khi thực hiện dự án thành công, sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định được bảo hộ theo CDĐL “Bình Định”, lúc đó sẽ phát huy giá trị, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường; góp phần chống lại sự lạm dụng dấu hiệu nguồn gốc, đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng CDĐL; bảo tồn, duy trì và phát triển một sản phẩm đặc thù của địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất mai vàng của tỉnh Bình Định phát triển bền vững.

Phương Trà

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)