Chi tiết chương trình
 
Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận
 Ngày: 20-03-2022
File đính kèm: , ,
Theo báo cáo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Diện tích trồng và sản lượng Nha Đam có xu hướng tăng lên trong những năm qua. Năm 2017 toàn tỉnh khoảng 333 ha, sản lượng đạt 46.000 tấn lá/năm. Năm 2019 diện tích trồng là 361,5 ha, sản lượng 55.000 tấn lá/năm
Theo báo cáo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Diện tích trồng và sản lượng Nha Đam có xu hướng tăng lên trong những năm qua. Năm 2017 toàn tỉnh khoảng 333 ha, sản lượng đạt 46.000 tấn lá/năm. Năm 2019 diện tích trồng là 361,5 ha, sản lượng 55.000 tấn lá/năm.  Đến năm 2020 diện tích toàn tỉnh ước đạt trên 470 ha, sản lượng toàn tỉnh gần 72.000 tấn lá/năm; trong đó thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận, định hướng quy hoạch sản xuất đối với cây Nha Đam đến năm 2020, Diện tích trồng cây Nha Đam đạt 500 ha, tập trung ở các huyện Ninh Phước (200 ha), thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (200 ha), Ninh Hải (50 ha), Ninh Sơn (25 ha), Thuận Bắc (25 ha).

Quy trình trồng Nha Đam tại Ninh Thuận ít chịu tác động của thuốc bảo vệ thực vật vì cây Nha Đam rất ít sâu bệnh. Đồng thời, phân bón chủ yếu là sử dụng phân hữu cơ. Nha Đam từ lúc trồng cây con, sau từ 8 tháng đến một năm thì cho thu hoạch, sau đó bình quân 1 tháng cho thu hoạch 1 lứa, một năm có thể cho thu hoạch từ 10-11 lứa. Về năng suất và lợi nhuận: Chi phí đầu tư cho 1 ha trồng Nha Đam khoảng 150 triệu đồng gồm: giống khoảng 40 triệu đồng (80.000 cây x 500đ/cây); vật tư 50 triệu đồng (phân bón, chi phí tưới..); công lao động khoảng 60 triệu đồng (400 công x 150.000đông/công). Với năng suất thời kỳ kinh doanh bình quân 50.000 kg/lứa x 10 lứa x 1.000đ/kg= 500.000.000 đồng. Hạch toán sau khi trừ chi phí bà con còn lãi 350 triệu đồng/ha. Nếu với giá bàn Nha Đam 2.000 đ/kg bà con nông hộ có thể lãi trên 600 triệu đồng/ha.

Sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận được tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh thành trong nước do nhu cầu tăng cao. Từ năm 2016, sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận được xuất khẩu sang một số nước như Nhật, Hàn Quốc, I-rắc, Trung Quốc, Căm-pu-chia, Hồng Kông, Nga, Mỹ với sản lượng ngày càng tăng.


Có thế thấy, cây Nha Đam đã đem lại nguồn thu nhập cao và ngày càng ổn định cho nông dân. Từ năm 2020, giá Nha Đam tăng cao nên các nông hộ trồng Nha Đam rất phấn khởi, nhiều hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhờ đó có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.

Nha Đam là cây trồng rất có hiệu quả, hiện tại tỉnh đã đưa cây Nha Đam là một trong 12 sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh. Sở NN và PTNT Ninh Thuận đang phối hợp địa phương cũng như các đơn vị liên quan đẩy mạnh ra soát toàn bộ diện tích đất để bổ sung cho vùng quy hoạch. Ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đang phối hợp với các địa phương khảo sát vùng trồng, chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích và hỗ trợ các hộ trồng Nha Đam theo tiêu chuẩn VietGap nhằm tạo điều kiện để người dân liên kết sản xuất - tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất Nha Đam.
 
Tính cấp thiết của việc triển khai nhiệm vụ

Xác định cây Nha Đam là loại cây chủ lực để thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nhằm  duy trì và phát triển hơn nữa cây Nha Đam, ngày 27/02/2017, UBND tỉnh Ninh Thuận đã quyết định ban hành "Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030". Đề án đã xác định ưu tiên chú trọng phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh và có tiếm năng kinh tế cao (nho, táo, tỏi, Nha Đam, măng tây...); đồng thời áp dụng quy trình kỹ thuật trồng phù hợp nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, gắn kết với tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu.

Đến năm 2019 cây Nha Đam là một trong 12 sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận (tháng 10/2019). Tuy nhiên ngành trồng Nha Đam và việc quản lý khai thác tài sản trí tuệ đã được bảo hộ của sản phẩm Nha Đam tỉnh Ninh Thuận cũng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả: như việc mở rộng sản xuất còn mang tính tự phát cao và thể hiện rõ tính phân tán, nhỏ lẻ; quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của mỗi hộ nông; liên kết sản xuất giữa nông dân với nhau, giữa nông dân với HTX, doanh nghiệp còn hạn chế; doanh nghiệp còn khó khăn trong xây dựng, mở rộng và ổn định vùng nguyên liệu. Nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Nha Đam cũng đang gặp khó khăn trong việc tổ chức khai thác, quản lý và phát triển chưa được xúc tiến triển khai, gặp nhiều hạn chế, vai trò của chủ sở hữu về thẩm quyền quản lý chưa đủ mạnh để có thể phát huy sản phẩm ở một mức độ, quy mô đủ lớn để nâng tầm sản phẩm. Mức độ nhận diện của sản phẩm ở trên thị trường chưa tương xứng với giá trị đặc thù của sản phẩm… những hạn chế này làm cho sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận chưa thực sự thu được giá trị tương xứng với tiềm năng của một sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Từ những phân tích ở trên, cho thấy, nhu cầu tiêu dùng Nha Đam trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội tốt cho phát triên ngành sản xuất Nha Đam của tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy, để có thể phát triển ngành trồng cây Nha Đam nhằm khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh Ninh Thuận, cũng như đóng góp vào gia tăng giá trị, gia tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thì Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận là một nhiệm vụ rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ thành công sẽ giúp khẳng định quyền bảo hộ SHTT cho sản phẩm, xây dựng và cung cấp dữ liệu về vùng địa lý sản xuất thích hợp cũng như quy trình chuẩn trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Bảo hộ SHTT chỉ dẫn địa lý cũng là căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận xây dựng thương hiệu, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, từ đó tạo cơ hội gia tăng giá trị, tăng thu nhập và lợi ích cho người dân, cho địa phương và cho quốc gia.

Thạch Nha Đam hiện tại đang xuất khẩu sang các nước (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ả Rập) và muốn xuất sang thị trường châu Âu, châu Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước khác như Thái Lan cùng với những hàng rào kỹ thuật quy định về tiêu chuẩn cũng như chất lượng Nha Đam. Chính vì vậy, tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chất lượng Nha Đam Ninh thuận, từng bước chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới. Từ đó, phát huy các thế mạnh sẵn có đồng thời khắc phục những hạn chế rủi ro còn tồn tại nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Nha Đam trong thời gian tới là vô cùng cấp thiết. Tất cả điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm khi thu hoạch phải đúng thời điểm, cải tiến khoa học công nghệ bóc tách vỏ Nha Đam để có chất lượng tốt hơn...

Khi thực hiện dự án thành công, sản phẩm Nha Đam Ninh Thuận được bảo hộ theo CDĐL “Ninh Thuận”, lúc đó sẽ phát huy giá trị, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường; góp phần chống lại sự lạm dụng dấu hiệu nguồn gốc, đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng CDĐL; bảo tồn, duy trì và phát triển một sản phẩm đặc sản của địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất Nha Đam Ninh thuận phát triển bền vững.

Phương Trà

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)