Chi tiết chương trình
 
Thị trường và xu thế phát triển cây đậu phộng Tây Ninh
 Ngày: 01-04-2022
File đính kèm: , ,
Hiện nay, thị trường đã có nhiều doanh nghiệp thu mua sản phẩm đậu phộng Tây Ninh để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chế biến cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Một trong số đó là doanh nghiệp Tân Tân. Đây là doanh nghiệp nổi tiếng về các sản phẩm chế biến từ đậu phộng. Với 14 mặt hàng chế biến từ đậu phộng như đậu phộng da cá, đậu phộng muối, đậu phộng nước cốt dừa…Các sản phẩm của công ty hiện đang cung cấp cho hơn 14 siêu thị lớn nhỏ như Big C, Coopmart, Aeon mall, Vinmart, Emart, Lottemart, Circle K…, và 60.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu tới 10 nước trên thế giới với sản lượng 5.000 tấn/năm. Hàng năm, số nguyên liệu đậu phộng tươi công ty cần là rất lớn. Công ty đã đánh giá cao chất lượng đậu phộng Tây Ninh đặc biệt là các giống đậu phộng đã được trồng lâu đời tại Tây Ninh và muốn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ổn định tại Tây Ninh.


Nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế của cây đậu phộng, trong những năm qua Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển loại cây này. Tại Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt Đề án “Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh” với mục tiêu: Nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh của các loại nông sản thực phẩm, khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến, nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị từng ngành hàng đã có doanh nghiệp gắn kết đầu tư sản xuất – tiêu thụ.

Trong những năm gần đây diện tích, sản lượng đậu phộng các giống đậu phộng khác (giống mới) tại Tây Ninh có xu hướng giảm do phải đầu tư chi phí cao, xuất chưa mang lại hiệu quả cho người nông dân và giá cả trong những năm gần đây không ổn định. Giágiao động lớn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg đậu phộng tươi, 25.000đ tới 28.000đ/kg nhân đậu phộng khô. Khác với các giống mới trồng tại địa phương, các giống đậu lỳ và một số giống đã được trồng lâu năm do chi phí đầu vào thấp, chất lượng ổn định, mùi vị đặc trưng, … đã được các nhà chế biến, các doanh nghiệp thu mua với giá cao (có thời điểm cao gấp 1,5 – 2 lần giống mới) lại có xu thế phát triển rất nhanh về diện tích.

Với điều kiện tự nhiên đã tạo ra cho vùng đất Tây Ninh một vùng trồng đậu phộng lớn nhất và nổi tiếng trong và ngoài nước; nhưng trong nhiều năm qua vẫn còn một số hạn chế. Kỹ thuật canh tác của người dân còn nhiều bất cập và không đồng nhất, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Sản xuất đậu phộng phải tuân thủ quy trình từ khâu làm đất tới chăm sóc và phòng trừ bệnh nhưng hiện nay quy trình này chưa được quan tâm đầy đủ, quy trình VietGAP, GlobalGAP chưa được nhân rộng và ứng dụng vào sản xuất, một số hộ dân sử dụng phân thuốc không đúng cách, đúng thời gian đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đậu phộng hàng hóa. Do đó, vùng trồng đậu phộng nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước tăng cao, năng suất không ổn định và chất lượng không đảm bảo.

Chất lượng lao động thấp, chủ yếu sử dụng sức người, trình độ áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất sản phẩm gần như không có; tuyến giao thông bộ và thủy một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc vận chuyển vật tư phân bón, sản phẩm thu hoạch đi tiêu thụ và đến nơi chế biến. Sản phẩm đậu phộng Tây Ninh khi tiêu thụ trên thị trường chưa có dấu hiện nhận diện về nguồn gốc xuất xứ, chưa được trang bị hệ thống tem nhãn đầy đủ dẫn đến các thương lái đang giả mạo đậu phộng ở các địa phương khác bán ngay tại Tây Ninh vì vậy đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp lựa chọn làm nguyên liệu sản xuất chế biến các sản phẩm từ đậu phộng. Chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung và đủ lớn để các doanh nghiệp ổn định công xuất sản xuất và chống giả mạo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Do vậy, cần có vùng sản xuất tập trung đậu phộng không những góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân, mà còn giúp cho những doanh nghiệp đã và đang thu mua đậu phộng trên địa bàn tỉnh có căn cứ pháp lý để xuất khẩu các sản phẩm đậu phộng ra thị trường trong và ngoài nước được thuận lợi.

Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu trên cần có sự vào cuộc quyết liệt và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp. Trong đó, việc thực hiện dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Đậu phộng của tỉnh Tây Ninh" là cần thiết và góp phần trong việc cải tổ mô hình sản xuất nông hộ, tự phát đang tồn tại thay bằng mô hình, tổ chức sản xuất tập trung chuyên nghiệp thông qua hình thức Hợp tác xã kiểu mới, liên kết chuỗi trong sản xuất phát triển sản phẩm.

Khi được phê duyệt, nhiệm vụ triển khai các nội dung để xác lập quyền CDĐL “Tây Ninh” cho sản phẩm đậu phộng gắn với kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ. Xây dựng các điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý và khai thác, phát triển CDĐL phù hợp với điều kiện của địa phương, khu vực và tính chất đặc thù của sản phẩm đậu phộng Tây Ninh được bảo hộ. Xây dựng hệ thống công cụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ CDĐL. Quảng bá và phát triển CDĐL “Tây Ninh” cho sản phẩm đậu phộng nhằm mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ CDĐL, nhiệm vụ sẽ tập trung đánh giá, kiện toàn mô hình tổ chức và các điều kiện phục vụ hoạt động quản lý và phát triển CDĐL. Đánh giá chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các cơ quan tham gia quản lý và phát triển CDĐL. Nghiên cứu thiết kế mô hình tổng thể hệ thống quản lý và phát triển CDĐL, trong đó chú trọng nâng cao năng lực của tổ chức và vận hành hệ thống quản lý nội bộ và quản lý bên ngoài đối với CDĐL.

Nhiệm vụ sử dụng hệ thống các công cụ, phương tiện phục vụ quản lý nội bộ và quản lý từ bên ngoài đối với CDĐL; hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm đậu phộng Tây Ninh được bảo hộ CDĐL; hệ thống công cụ, phương tiện quảng bá và thương mại hóa sản phẩm mang CDĐL để vận hành thử nghiệm quản lý CDĐL trên thực tế. Kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bàn giao mô hình cho đơn vị thụ hưởng sau khi nhiệm vụ kết thúc.

Khi thực hiện dự án thành công, sản phẩm đậu phộng Tây Ninh được bảo hộ theo CDĐL “Tây Ninh”, lúc đó sẽ phát huy giá trị, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường; góp phần chống lại sự lạm dụng dấu hiệu nguồn gốc, đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng CDĐL; bảo tồn, duy trì và phát triển một sản phẩm đặc thù của địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất đậu phộng Tây Ninh phát triển bền vững.

Phương Trà


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)