Chi tiết chương trình
 
Công bố nhãn hiệu tập thể sản phẩm cam, bưởi Mường Động
 Ngày: 13-11-2019
File đính kèm: , ,
Lễ công bố nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Mường Động huyện Kim Bôi năm 2019 do Cục sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đã được UBND huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình tổ chức.

Công bố nhãn hiệu tập thể sản phẩm cam, bưởi Mường Động

Việc nhận được giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, hiện nay toàn huyện có khoảng 170ha diện tích trồng cây có múi đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Diện tích bưởi chiếm 770ha, cho giá trị sản xuất thu được từ bưởi đạt 157,3 tỷ đồng. Toàn huyện có 23/27 xã, thị trấn trồng cam với tổng diện tích hơn 576 ha, sản lượng cả năm ước đạt hơn 9.100 tấn, giá trị sản xuất từ cam đạt 182,1 tỷ đồng.

Mặc dù cam, bưởi chất lượng tốt, phương thức trồng phù hợp với xu hướng tiêu dùng là VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, nhưng đang chịu sức ép cạnh tranh của hơn 30 vùng cam, bưởi được bảo hộ sở hữu trí tuệ trong và ngoài tỉnh.

Mặt khác chưa xây dựng được sự liên kết chuỗi giá trị cho nên việc giảm chi phí sản xuất, quản lý môi trường tiêu thụ chưa phát huy hiệu quả.

Được biết, thời gian tới, huyện Kim Bôi tiếp tục đẩy mạnh việc hình thành nhiều vùng hàng hóa theo hướng tập trung với quy mô lớn, đồng thời khẳng định được giá trị kinh tế cao với các cây trồng khác.

Huyện Kim Bôi cũng đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng sản phẩm cam, bưởi, mang lại giá trị sản xuất cao hơn.

Bảo Ngân - Nguồn: daibieunhandan.vn

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)