Chi tiết chương trình
 
Xuất bản cuốn sách Chỉ dẫn địa lý khu vực ASEAN
 Ngày: 13-11-2019
File đính kèm: , ,
Theo Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp thuộc Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, trong khuôn khổ Dự án ARISE+IPR của Liên minh châu Âu hỗ trợ khu vực hội nhập ASEAN, cuốn sách “Chỉ dẫn địa lý khu vực ASEAN” đã được xuất bản, với sự phối hợp của cơ quan sở hữu trí tuệ các nước thành viên ASEAN.
Xuất bản cuốn sách Chỉ dẫn địa lý khu vực ASEAN

Đây là cuốn sổ tay hướng dẫn thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý ở các quốc gia ASEAN và Liên minh châu Âu, cũng như giới thiệu một số chỉ dẫn địa lý tiêu biểu trong khu vực ASEAN.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể, trong đó chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm là do nguồn gốc địa lý của sản phẩm đó đem lại. Chỉ dẫn địa lý là một công cụ hữu ích giúp tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Cuốn sách “Chỉ dẫn địa lý khu vực ASEAN” là một nguồn tài nguyên phong phú cho các doanh nghiệp, hiệp hội nhà sản xuất, những người làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác.

Cuốn sách bao gồm thông tin chi tiết về những lợi ích của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hệ thống chỉ dẫn địa lý quốc gia, thủ tục đăng ký tại các quốc gia thành viên ASEAN và thông số kỹ thuật của nhiều chỉ dẫn địa lý nổi tiếng trong khu vực ASEAN. Ngoài ra, cuốn sách còn có các chương về hệ thống chỉ dẫn địa lý thuộc Liên minh châu Âu, bao gồm các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý không có xuất xứ EU, cũng như đăng ký quốc tế về chỉ dẫn địa lý thông qua Đạo luật Geneva của Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ.

Trong cuốn sách này, một số chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được giới thiệu bắt đầu từ trang 88 đến trang 99.

Bảo Ngân - Nguồn: daibieunhandan.vn

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)