Chi tiết chương trình
 
Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Khơi dậy văn hóa sở hữu trí tuệ
 Ngày: 06-08-2020
File đính kèm: , ,
Trong khuôn khổ Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý, “Truyền thông nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế trên kênh truyền hình Khoa học và Giáo dục - Đài Truyền hình Việt Nam” đã được Ban Khoa giáo, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức triển khai.
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới, vận hội mới. Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế ở thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SHTT phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ, đổi mới và có hiệu quả hơn.

Vì vậy một chương trình truyền hình kết hợp phóng sự thực tế và các ứng dụng công nghệ mới trong khâu thể hiện, được thực hiện và phát sóng trên đài truyền hình quốc gia sẽ giúp lan tỏa mạnh mẽ những câu chuyện về doanh nhân Việt, thương hiệu Việt  trên con đường hội nhập.

Trong khuôn khổ Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý, “Truyền thông nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế trên kênh truyền hình Khoa học và Giáo dục - Đài Truyền hình Việt Nam” đã được Ban Khoa giáo, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức triển khai. Dự án được thực hiện thông qua sê ri chương trình truyền hình “Câu chuyện Sở hữu trí tuệ” với 52 số tạp chí chuyên đề phát sóng trên kênh VTV2.

Format đổi mới và hấp dẫn

Khác với các chương trình tuyên truyền về SHTT trước đây, "Câu chuyện Sở hữu trí tuệ" có nhiều điểm mới, đó là tập trung khai thác những câu chuyện, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về SHTT của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Dự án đã xây dựng và phát sóngđược 52 kịch bản chương trình và được thực hiện sản xuất trên các vùng – miền của đất nước với nhiều mảng đề tài về quyền SHTT, phản ánh những câu chuyện thực tiễn của doanh nghiệpvề quyền SHTT.


Thông qua 52 số phát sóng với 52 chủ đề được phát sóng trong khung giờ cố định đã tạo nên một dải giờ riêng về SHTT, tập trung đối tượng người xem là những cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này. Chương trình lên sóng định kỳ mỗi tuần một câu chuyện, đã đảm bảo tính hệ thống và việc kết nối thông tin các số có tính liên tục, khai thác chuyên sâu vào một vệt nội dung khán giả sẽ dễ theo dõi. Đồng thời, chương trình cũng luôn bám sát các vấn đề thời sự và ưu tiên để cập nhật kịp thời đúng định hướng tuyên truyền.

Câu chuyện Sở hữu trí tuệ cũng đã góp phần làm rõ chính sách về SHTT đối với Việt Nam - một nền kinh tế được đánh giá mở và năng động bậc nhất trong khu vực, sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng nên bắt buộc phải cập nhật các xu hướng này trên thế giới. Các nội dung mang tính trọng tâm, trọng điểm này cũng đã được kịp thời đưa trong một số chương trình mang tính thời sự như:

Số 21: Sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI vào Việt Nam

Số 37: Doanh nghiệp bảo vệ nhãn hiệu trong CPTPP

Số 38: Kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ khi EVFTA có hiệu lực

Các chuyên gia tham gia chương trình có sự đa dạng, không chỉ là những cán bộ quản lý cấp nhà nước mà còn là chính nhữngnhà quản trị, quản lý doanh nghiệp, những người thực tế hàng ngày tiếp xúc và giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra với vấn đề SHTT. Bên cạnh đó, việc ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ mới như trường quay ảo, đồ họa 3D, các sản phẩm được “nhân cách hóa” để tự kể câu chuyện về quyền SHTT liên quan đến sản phẩm nhằm tăng thêm sự sinh động đem lại giao diện hiện đại cho chương trình. Mặt khác, clip 3D  sẽ  dễ dàng lan tỏa.

Hiệu ứng lan tỏa rõ nét

Chương trình “Câu chuyện Sở hữu Trí tuệ” lên sóng VTV2 đã tạo ra sự lan toả mạnh mẽ cũng như tạo được sự quan tâm của đông đảo khán giả truyền hình .Câu chuyện Sở hữu Trí tuệ đã trở thành cụm từ tìm kiếm được đông đảo người dân ưa chuộng với 7.610.000 kết quả liên quan đến Câu chuyện Sở hữu Trí tuệ đã được phát sóng trên kênh VTV2 trên công cụ tìm kiếm Google, Câu chuyện Sở hữu Trí tuệ còn được đề cập với 154.000 kết quả là các video được chia sẻ trên các trang Web…


Ngoài ra, các clip quảng bá về dự án, về các số phát sóng của chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã được đăng tải lên Fanpage VTV2 - Chất lượng cuộc sống, một trang Fanpage có hơn 1 triệu người theo dõi mỗi ngày. Các clip quảng bá này luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, qua đó lan toả các nội dung về SHTT tới khán giả của chương trình, đưa khán giả đến với chương trình truyền hình truyền thống phát sóng trên kênh VTV2 để theo dõi chương trình Câu chuyện Sở hữu Trí tuệ. Hoạt động này đã thu hút 60-70% nam giới trong tuổi từ 30-60 thường xuyên theo dõi.
 
Với sự lan toả của chương trình, “Câu chuyện Sở hữu Trí tuệ đã góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về SHTT, nuôi dưỡng văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng,. Việc tạo dựng và khai thác văn hóa SHTT làm  “vũ khí chiến lược” sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh và uy tín trên thương trường. Đối với các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu, hình thành văn hóa SHTT sẽ tạo động lực cho cán bộ tích cực hơn nữa trong đổi mới sáng tạo, tạo ra và đóng góp nhiều tài sản trí tuệ có giá trị cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa SHTT; có giá trị cốt lõi của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ tài sản trí tuệ, tập trung đầu tư vào hoạt động R&D, sẽ thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, biết vận dụng và  sáng tạo ra tri thức trong quá trình lao động sản xuất.

Có thể nói, chương trình “Câu  chuyện Sở hữu trí tuệ” trên sóng VTV2 (từ năm 2018 đến 2020) lấy doanh nghiệp làm đối tượng mục tiêu trọng tâm, đã góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến phát triển tài sản trí tuệ, bảo hộ quyền SHTT cho doanh nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia đăng ký bảo hộ và khai thác quyền SHTT, tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hà Thủy

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)