Chi tiết chương trình
 
Ngành dệt may: Cần phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ
 Ngày: 11-9-2020
File đính kèm: , ,
Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, vai trò của ngành dệt may cũng ngày một lớn hơn. Để sẵn sàng cho nhiều kịch bản hội nhập, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã chuyển đổi từ gia công sang tự sản xuất và phát triển sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp. Sở hưu trí tuệ chính là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế cũng đặt ra không ít thách thức. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành dệt may chưa thực sự nhận thức rõ vai trò của SHTT là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.   Bảo hộ và thực thi các quyền SHTT, bao gồm thương hiệu và thiết kế, là yêu cầu trọng tâm để bảo hộ và phát triển ngành dệt may trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động thực thi, khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT trong lĩnh vực dệt may, ngày 22 tháng 07 năm 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2056/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt Dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ để xét giao trực tiếp cho thực hiện từ năm 2017. Theo đó, Thanh tra Bộ KH&CN được giao thực hiện Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam”.
 
Dự án được triển khai với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức và năng lực thực thi, khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tạo môi trường thuận lợi để các sản phẩm dệt may Việt Nam phát triển bền vững.

Thực trạng thực thi, khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT

Qua kết quả khảo sát của Dự án, tất cả các lãnh đạo và cán bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên tham gia khảo sát đều khẳng định tầm quan trọng của quyền SHTT đối với sự phát triển của doanh nghiệp, xem sự hiệu quả của hoạt động thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Trong đó, nhãn hiệu được xem là tài sản trí tuệ quan trọng nhất và là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, , trong số 49 công ty thành viên của Vinatex chỉ có 30 công ty đăng ký nhãn hiệu với tổng số nhãn hiệu được đăng ký là 266 và 19 công ty còn lại chưa đăng ký nhãn hiệu và không có bất cứ đăng ký bảo hộ nào về sáng chế và kiểu dáng công nghiệp. Các đơn vị đăng ký nhãn hiệu tập trung vào logo của DN, sản phẩm may mặc; hầu như không có đơn đăng ký nhãn hiệu của sợi và vải. Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu, có số ít các DN có đơn đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài như Phong Phú, Việt Tiến, May 10…, còn lại các DN chủ yếu tập trung đăng ký nhãn hiệu tại thị trường trong nước.

Hiện nay Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên tham gia khảo sát chưa có phòng ban, nhân sự chuyên trách trong lĩnh vực SHTT, chưa có nguồn ngân sách dành riêng cho các hoạt động này, trong khi đó chi phí đầu tư cho hoạt động sáng tạo, tạo lập, khai thác, phát triển, thực thi quyền SHTT chỉ chiếm từ 1%-9% tổng chi phí của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên tham gia khảo sát.


Trong hoạt động thực thi quyền SHTT, các doanh nghiệp đều chủ động xác minh thông tin vụ việc, xây dựng phương án xử lý và xác định rõ mục tiêu cần đạt thông qua hoạt động thực thi quyền SHTT; tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp công nghệ để phát hiện các hành vi xâm phạm còn hạn chế do chưa xây dựng cơ chế hoàn thiện và chặt chẽ, chưa xây dựng chiến lược tổng quan cho hoạt động thực thi, khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT.

Các nhãn hiệu mang tính chiến lược của doanh nghiệp  bao gồm các nhãn hiệu “Mollis” của Tổng Công ty Phong Phú, nhãn hiệu “GrusZ” của Tổng Công ty May 10, nhãn hiệu “HeraDG” của Tổng Công ty Đức Giang, nhãn hiệu “Merriman” của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ và nhãn hiệu “San Sciaro” của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có định hướng phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác, phát triển giá trị nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh.

Dự án đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và thực thi quyền SHTT tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên, từ đó xây dựng thành công Chiến lược thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT, cùng các kết quả định giá thương hiệu hết sức chi tiết làm cơ sở quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp tham gia khảo sát có sự phát triển và hiệu quả hơn nữa trong hoạt động thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT.

Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, Tập đoàn Dệt may Việt Nam là đơn vị có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, có tính biểu tượng cho toàn ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, Tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu xây dựng hình ảnh mới cho thương hiệu chủ lực, song hành với đó là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gắn liền với bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký bảo hộ cho hình ảnh mới của thương hiệu tại Việt Nam và thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường quan trọng nhất của ngành dệt may Việt Nam.

Tăng cường khả năng khai thác giá trị tài sản trí tuệ


Dự án đã xây dựng thành công hình ảnh mới của nhãn hiệu “VINATEX YARN & hình” và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này tại Việt Nam và Trung Quốc. Song song với đó, bộ nhận diện được xây dựng gắn liền với nhãn hiệu “VINATEX YARN & hình” cho hầu hết các vật phẩm văn phòng và các tư liệu sử dụng để quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu. Các nội dung công việc này đã giúp Tập đoàn Dệt may Việt Nam có thêm công cụ quan trọng để khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT.


Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng thành công Chiến lược thực thi, khai thác phát triển giá trị quyền SHTT dành cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam và 05 Chiến lược khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT đối với 05 nhãn hiệu của 05 doanh nghiệp được lựa chọn. Chiến lược này đã được xây dựng trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, định hướng phát triển chung của ngành dệt may Việt Nam, chiến lược SHTT đến năm 2030, kinh nghiệm từ một số quốc gia khác, doanh nghiệp dệt may nước ngoài, và đặc biệt là kết quả khảo sát thực tế. Đối với 05 Chiến lược khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT đối với 05 nhãn hiệu của 05 doanh nghiệp được lựa chọn, nhóm nghiên cứu và triển khai Dự án đã căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế, nhu cầu thực tế của mỗi doanh nghiệp để đề xuất nhóm các giải pháp có giá trị thực tiễn cao, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp nhằm giúp mỗi doanh nghiệp nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc khuôn khổ của Dự án được lựa chọn kỹ trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, lắng nghe ý kiến từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên để quyết định tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền SHTT đối với các nhãn hiệu của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Danh sách các đơn vị, doanh nghiệp được kiểm tra cũng được lựa chọn cẩn thận hồ sơ yêu cầu từ Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến theo quy định. Tiếp theo đó, các đoàn thanh tra với lực lượng nòng cốt là Thanh tra Bộ KH&CN đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, lập Biên bản Thanh tra và Kết luận Thanh tra, ngay lập tức buộc các chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và cam kết không tái phạm. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục chung và là những kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý giá trong thực thi quyền SHTT các doanh nghiệp dệt may.

Dự án đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức của Lãnh đạo và các cán bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp thành viên về vai trò, giá trị của tài sản trí tuệ trong phát triển ngành dệt may. Thông qua Dự án, Lãnh đạo và các cán bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp thành viên đã được cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm và công cụ để tạo lập, khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT hiệu quả hơn.

Hà Thủy

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)