Chi tiết chương trình
 
Phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Da Giầy
 Ngày: 28-09-2020
File đính kèm: , ,
Ngành Da Giầy với hơn 2000 doanh nghiệp và hàng nghìn cơ sở sản xuất nhỏ làng nghề, với sự đóng góp kinh tế của ngành thông qua việc không ngừng tăng trưởng trong xuất khẩu với 2 con số mỗi năm, nhưng cho đến nay mới chỉ có hơn 50 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Nguyên nhân cũng xuất phát từ việc các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công xuất khẩu cho các thương hiệu lớn trên thế giới. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp da giầy chưa nhận thức được vai trò của sở hữu trí tuệ( SHTT)- một công cụ quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, do đó doanh nghiệp chưa quan tâm bảo vệ quyền SHTT của mình.

Với vai trò là Hiệp hội đầu ngành trong lĩnh vực Da Giầy, được sự hỗ trợ của Cục sở hữu trí tuệ, Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Da Giầy tại Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã được Hiệp hội triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc bảo hộ quyền SHTT củadoanh nghiệp ngành da giày trong giai đoạn tới.

Thực trạng khai thác, phát triển và thực thi quyền SHTT

Kết quả khảo sát của Dự án cho thấy, chỉ có 54 trên 240 doanh nghiệp được khảo sát là có nhãn hiệu riêng của mình, tương ứng với 22.5%. Số lượng lớn (77,5%) các doanh nghiệp da giầy không có đăng ký nhãn hiệu hay các quyền SHTT khác. Điều này thể hiện rõ tình trạng trong ngành da giầy Việt Nam là có gần 80% doanh nghiệp chỉ làm gia công xuất khẩu cho các thương hiệu nước ngoài.  Trong đó, chỉ 8 trên 54 doanh nghiệp tự chuẩn bị hồ sơ đăng ký xác lập quyền, tương ứng với 14,81%. Còn lại đa số các công ty phải sử dụng dịch vụ của công ty luật, công ty tư vấn Vì vậy chỉ có 3 doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi tự làm thủ tục đăng ký xác lập quyền SHTT, chủ yếu là do chưa hiểu rõ về quy trình thủ tục đăng ký.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng da giầy tiêu thụ nội địa đã quan tâm phát triển thương hiệu và có nhãn hiệu riêng như công ty TNHH may túi xách Lilamiti, Ladoza, sản xuất giầy dép như: Bitis, Bitas, New Hope, Harco… Đối với các doanh nghiệp làm gia công xuất khẩu, do thương hiệu và nhãn hiệu thuộc sở hữu của nhà nhập khẩu hoặc của các chủ thương hiệu nước ngoài. Việc thiết kế sản phẩm chủ yếu do khách hàng nước ngoài thực hiện, nên các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các cam kết với nhà nhập khẩu/ hoặc chủ thương hiệu về bảo vệ quyền SHTT theo các đơn hàng cụ thể.

Hiện nay, tình hình hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường, với các vi phạm về quyền SHTT không chỉ đối với các nhãn hàng lớn quốc tế như Nike, Adidas… mà còn cả với các thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín của doanh nghiệp Việt Nam.

Hàng giả nhãn hiệu Biti’s bị cơ quan Quản lý thị trường phát hiện, thu giữ.

Gần 60% thương hiệu, nhãn hiệu giày, túi của doanh nghiệp Việt Nam bị làm giả, làm nhái, với tỷ lệ thường xuyên lên tới 84%. Khi bị xâm phạm, các doanh nghiệp chưa thực hiện các biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi xâm phạm.,chủ yếu là doanh nghiệp tự tìm cách giải quyết, như thay đổi một số chi tiết kỹ thuật để hạn chế (14,8%), nhờ các công ty luật để tư vấn và thông báo cơ quan quản lý thị trường để xử lý hành chính (51%)… nhưng kết quả rất hạn chế. Cao nhất là tỷ lệ các doanh nghiệp trực tiếp cảnh báo, nhắc nhở người làm hàng giả (63%).

Các biện pháp trên hầu như không có kết quả trong việc đối phó với nạn hàng giả. Nhiều doanh nghiệp biết là sản phẩm của mình bị làm giả nhưng đành chịu do không kiểm soát được, mà chỉ đưa ra vài lời khuyên và hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt, nhận biết hàng giả/hàng thật. Chẳng hạn như công ty TNHH LADODA bị nhiều cơ sở làng nghề ở Hải Dương làm giả, làm nhái túi, cặp học sinh, hay công ty TNHH Huy Hoàng cũng bị nhiều cơ sở nghề trong thành phố Hồ Chí Minh làm giả, làm nhái… cũng không có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn.

Điển hình là công ty TNHH Huy Hoàng đã phải thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm, nhưng ngay sau đó sản phẩm mới lại nhanh chóng bị làm giả tiếp. Tương tự như vậy, công ty TNHH Vinagiay cũng đã áp dụng nhiều biện pháp như cảnh báo đối tượng, công văn đến các cơ quan chức năng yêu cầu can thiệp, v.v… nhưng vẫn không ngăn chặn được tình trạng bị xâm phạm.

Xây dựng chiến lược phát triển quyền SHTT trong ngành da giầy

Một trong những yếu tố cốt lõi nhằm đưa doanh nghiệp bứt phá và tạo được sức cạnh tranh chính là phát triển được tài sản trí tuệ do chính công ty nghiên cứu và tạo lập. Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp cần có những nghiên cứu, đánh giá thực sự nghiêm túc nhằm tạo được những sản phẩm có chất lượng dựa trên thành tố chính là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra lộ trình và giải pháp cụ thể nhằm phát huy hiệu quả tài sản trí tuệ.

Trong khuôn khổ của Dự án, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển SHTT theo từng giai đoạn, mục tiêu đến năm 2030 đưa hệ thống SHTT trở thành công cụ chủ lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành da giày, nhằm tạo ra tài sản trí tuệ, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển các sản phẩm phù hợp nhu cầu trong nước và xuất khẩu.


Theo đó, Chiến lược phát triển SHTT ngành da giày được xây dựng trên cơ sở thực hiện các định hướng phát triển ngành Da Giày tại Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da Giày đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” và Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch 2010 của Bộ Công Thương thực hiện năm 2016-2017.

Phạm vi xây dựng Chiến lược phát triển SHTT ngành Da Giày bao gồm: (1) Triển khai các hoạt động khuyến khích đổi mới và sáng tạo, tạo ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế kiểu dáng sản phẩm trong ngành da giày, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam trên thị trường quốc tế. (2) Phát triển hệ thống bảo hộ SHTT hiệu quả để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sáng tạo của các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và cá nhân, làm gia tăng tài sản trí tuệ cho xã hội. (3) Tạo ra các thương hiệu giày dép và túi xách của Việt Nam nổi tiếng trong nước và quốc tế, khai thác chỉ dẫn địa lý của các làng nghề da giày truyền thống. (4) Phát triển hệ thống cơ chế phối hợp hữu hiệu thực thi bảo vệ SHTT, đề ra các biện pháp mà pháp luật cho phép, giúp chủ thể quyền SHTT hoặc cơ quan có thẩm quyền bảo đảm quyền SHTT được thực thi trên thực tế.

Cụ thể là, trong giai đoạn 2019 – 2020, Dự án đã triển khai việc điều tra thống kê xác lập các tài sản SHTT của toàn ngành Da Giày, xây dựng quy trình nhận diện các tài sản SHTT của doanh nghiệp trong ngành để các doanh nghiệp áp dụng. Tiếp theo đó, giai đoạn 2020 – 2025 sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, giám sát và thực thi bảo vệ các tài sản SHTT của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giai đoạn cuối, từ năm 2025–2030, các hoạt động sẽ tập trung đưaưa hệ thống SHTT trở thành động lực thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong toàn bộ các doanh nghiệp da giày, tạo ra các bứt phá mạnh mẽ trong sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.

Hà Thủy


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)