Chi tiết tin tức
 
Thương mại hóa sáng chế được bảo hộ tại VN còn hạn chế
 
Trao đổi với Báo Đất Việt nhân kỷ niệm ngày SHTT thế giới 26/4, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Tạ Quang Minh cho biết, hiện nay tình hình thương mại hóa các sáng chế đang được bảo hộ tại Việt Nam còn hạn chế.
Thương mại hóa sáng chế được bảo hộ tại VN rất hạn chế
Cục trưởng cục SHTT Tạ Quang Minh (Mai Hà)
Trao đổi với Báo Đất Việt nhân kỷ niệm ngày SHTT thế giới 26/4, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Tạ Quang Minh cho biết, hiện nay tình hình thương mại hóa các sáng chế đang được bảo hộ tại Việt Nam còn hạn chế.
 
-Từ khi Luật SHTT chính thức đi vào cuộc sống thì tình hình đăng ký bảo hộ sáng chế có chuyển biến như thế nào, thưa ông?
 
Ông Tạ Quang Minh: Ngay từ khi nộp đơn gia nhập tổ chức SHTT thế giới (WTO), Việt Nam đã có chương trình  xây dựng hệ thống pháp luật SHTT từ Luật SHTT đến các văn bản hướng dẫn thi hành đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT.
 
Hệ thống pháp luật này là cơ sở pháp lý để bảo vệ các kết quả nghiên cứu, khuyến khích hoạt động sáng tạo, từ đó tình hình đăng ký bảo hộ sáng chế của người VN  cũng như hoạt động đầu tư cho nghiên cứu đã có chuyển biến tích cực.
 
Công tác nghiên cứu, sáng tạo không chỉ phát triển ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học mà  đã phát triển ở nhiều doanh nghiệp và những nhà sáng tạo tự do. Hiện số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích của người Việt Nam nộp tại Cục SHTT tăng  khoảng  hơn 10 %  so với năm trước.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm 10% tổng số đơn đăng ký sáng chế nộp tại Cục SHTT, 90% đơn đăng ký còn lại là của  nước ngoài (như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…).

- Lượng đơn đăng ký sáng chế tăng, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng sáng chế đã thực sự phát triển tại Việt Nam chưa?  Ông đánh giá thế nào về tình hình thương mại hoá các văn bằng sáng chế, bảo hộ TSTT ở Việt Nam hiện nay?

Báo Đất Việt sẽ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề  “Tôn vinh các nhà sáng tạo vĩ đại” vào hồi 9-11h sáng thứ 6 ngày 20/4/2012.

Với sự tham gia trao đổi của các khách mời là lãnh đạo Cục SHTT, đại diện một số viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp...
 

Cục không có số liệu thống kê về số lượng sáng chế được chuyển giao, được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, theo kết quản tìm hiểu nhu cầu chuyển giao và áp dụng sáng chế để hỗ trợ trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) thì tình hình thương mại hóa các sáng chế đang được bảo hộ tại VN hiện nay là rất hạn chế.

Chương trình 68 đã chủ động tìm kiếm, xác định các sáng chế có khả năng thương mại hóa và nhu cầu áp dụng các sáng chế đó của doanh nghiệp để hỗ trợ kinh phí nhưng số lượng sáng chế, công nghệ có thể thương mại hóa không nhiều do số lượng sáng chế, công nghệ có khả năng thương mại hóa ít; do chưa tạo ra được một thị trường chuyển giao sáng chế, công nghệ hoạt động hiệu quả; bên cạnh đó các tổ chức, cơ quan hỗ trợ hướng dẫn chuyển giao sáng chế, công nghệ, kết quả nghiên cứu còn ít.

Nguyên nhân tiếp theo do khả năng cũng như sự sẵn sàng áp dụng, nhận chuyển giao sáng chế, công nghệ của doanh nghiệp VN còn hạn chế nên việc  triển khai áp dụng các sáng chế doanh nghiệp cần một quá trình nghiên cứu triển khai, cần có kinh phí để đầu tư đưa sáng chế vào áp dụng.

Vì vậy, trong khuôn khổ Chương trình 68, bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí triển khai dự án về thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu, Cục  SHTT còn có các dự án hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho doanh nghiệp khi áp dụng sáng chế, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

-Thêm một số khó khăn khác trong quá trình theo đuổi đơn sáng chế ở Việt Nam lại liên quan đến sự mất cân đối đang ngày càng tăng lên giữa số lượng đơn được nộp và số lượng thẩm định viên, điều này gây ra hiện tượng quá tải đối với các phòng chuyên môn của Cục SHTT dẫn đến thời hạn thẩm định các đơn bị kéo dài?

Đúng là như vậy, hiện tại số lượng thẩm định viên sáng chế của Cục SHTT chưa được bổ sung theo mức độ tăng hàng năm của đơn đăng ký sáng chế. Tình trạng quá tải, đơn tồn đọng chưa được xử lý trong thời hạn quy định là có.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng chưa có khóa đào tạo về Thẩm định viên chuyên nghiệp, đa số chỉ đi học những khóa ngắn hạn tại nước ngoài hay tự đào tạo lẫn nhau nên có những hạn chế nhất định.

Vì vậy, ngay từ đầu năm 2012 Cục đã triển khai kế hoạch tiếp nhận để đào tạo bổ sung 30 thẩm định viên sáng chế. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là phải mất khoảng thời gian 3 - 4 năm để một người có thể thực hiện được việc thẩm định đơn sáng chế vì chưa có khóa đào tạo chính quy, chỉ có các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài.

-Vậy theo ông, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam được ban hành hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động SHTT ở Việt Nam hiện nay chưa?

Có thể nói Việt Nam đã có hệ thống pháp luật về SHTT tương đối đầy đủ, đồng bộ từ Luật SHTT đến các văn bản (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn thi hành Luật SHTT.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động SHTT, một mặt cần phải hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các quy định mới,  đồng thời rà soát, hoàn thiện các các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tế áp dụng.

Cục SHTT sẽ xây dựng, trình Bộ KH-CN ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành các quy định mới về sở hữu công nghiệp và Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định trong các Thông tư hiện có để việc triển khai áp dụng hệ thống pháp luật về SHTT được hiệu quả hơn.

Xin cảm ơn ông!

Trong năm 2011, Cục SHTT đã tiếp nhận gần 39 nghìn đơn đăng ký các đối tượng SHTT, trong đó có gần 32 nghìn đơn đăng ký nhãn hiệu, gần 4000 đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, gần 2000 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp…

Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp vào Cục tăng qua các năm, điều này phản ánh xu thế phát triển của KH&CN, là kết quả của hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cũng là bức tranh phản ánh sự quan tâm, nhận thức của các nhà khoa học, doanh nghiệp về vai trò và sự cần thiết phải đăng ký sở hữu công nghiệp ngày càng tăng.

Thông qua việc đăng ký bảo hộ sáng chế, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu các kết quả nghiên cứu được pháp luật bảo vệ. Họ có độc quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu đã được đăng ký bảo hộ; được chuyển giao cho nguời khác sử dụng, từ đó nhận được những khoản tài chính để có thể tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu tạo ra các kết quả mới.


  Các tin đã đưa
 
RapNewsPlus chuyên đề 11: Cùng chung tay bảo vệ sở hữu trí tuệ
Rap News IPMan: Tôn vinh “Đổi mới sáng tạo - cải thiện cuộc sống”
Rap News IP Day 2018: Sở hữu trí tuệ nâng cao nhận thức, thay đổi cuộc sống
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững
Dự án NTMN khu vực miền Bắc: Những bước chuyển mới trong sản xuất
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, làm việc với Khu CNC Hòa Lạc
Nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên
Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp tổ chức “Hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ”
CHUNG KẾT GAMESHOW IP CHALLENGE 2013 – ĐỈNH CAO THƯƠNG HIỆU
Cục sở hữu tí tuệ tổ chức hội thảo
Họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Sở hữu công nghiệp Pháp