Chi tiết tin tức
 
Mật ong đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý
 
Mật ong bạc hà Mèo Vạc có màu sắc từ vàng đỏ đến vàng chanh, không bị biến đổi màu theo thời gian. Vị ngọt mát và dịu, không khé. Sản phẩm tồn tại dưới dạng lỏng hoặc kết tinh nếu bảo quản lâu ngày. Tỷ lệ hạt phấn bạc hà trong mật ong Mèo Vạc là từ 0,338% đến 0,381% tương ứng với màu sắc từ vàng đỏ - vàng chanh nhạt đến vàng chanh - vàng chanh đậm.
Được sản xuất từ cây nguồn mật bạc hà dại có nguồn gốc duy nhất tại Cao nguyên đá Đồng Văn. Các nước xuất khẩu mật ong lớn trên thế giới cũng không có loại mật ong bạc hà, ngoại trừ Trung Quốc – khu vực giáp ranh với cao nguyên đá Đồng Văn. Mật ong Mèo Vạc có nguồn gốc thực vật hoa bạc hà quý hiếm, không những có lợi cho sức khỏe mà còn có nhiều đặc tính biệt dược quý. Sản phẩm gắn liền với đời sống của người Mông và các hoạt động văn hóa du lịch tại Cao nguyên đá Đồng Văn – công viên địa chất toàn cầu do UNESCO công nhận. Các loại mật ong ở vùng khác không được gọi là mật ong bạc hà hay mật ong bạc hà Mèo Vạc nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Đây là loại mật ong đầu tiên được cấp chỉ dẫn địa lý. Trước đó có 34 loại nông sản được cấp chỉ dẫn địa lý như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, gạo tám xoan Hải Hậu, thanh long Bình Thuận…


  Các tin đã đưa
 
RapNewsPlus chuyên đề 11: Cùng chung tay bảo vệ sở hữu trí tuệ
Rap News IPMan: Tôn vinh “Đổi mới sáng tạo - cải thiện cuộc sống”
Rap News IP Day 2018: Sở hữu trí tuệ nâng cao nhận thức, thay đổi cuộc sống
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững
Dự án NTMN khu vực miền Bắc: Những bước chuyển mới trong sản xuất
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, làm việc với Khu CNC Hòa Lạc
Nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên
Thương mại hóa sáng chế được bảo hộ tại VN còn hạn chế
Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp tổ chức “Hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ”
CHUNG KẾT GAMESHOW IP CHALLENGE 2013 – ĐỈNH CAO THƯƠNG HIỆU
Cục sở hữu tí tuệ tổ chức hội thảo
Họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Sở hữu công nghiệp Pháp