Chi tiết tin tức
 
Bắc Ninh: Nhận thức được nâng cao khi sở hữu trí tuệ lên sóng truyền hình
 
Chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” sau 24 số phát sóng (năm 2014-2015) trên đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả, mang lại hiệu ứng tốt, sức lan tỏa mạnh trong bối cảnh nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ đối với người dân, doanh nghiệp cần được nâng cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có hơn 7.000 doanh nghiệp, trong đó, một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã có những sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá còn khá thấp bởi nhiều sản phẩm chưa được bảo hộ, chưa xây dựng và định vị được thương hiệu của mình. Mặt khác, nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về sở hữu trí tuệ (SHTT) còn nhiều hạn chế, nên việc xác lập, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của quyền SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng, dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ (SHTT) trên Đài Truyền hình tỉnh Bắc Ninh” (Tên chương trình: Sở hữu trí tuệ và cuộc sống) đã được được triển khai thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015.  Sau 15 tháng thực hiện, dự án bước đầu đã tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp, các nhà khoa học, cũng như người tiêu dùng có được cái nhìn khái quát, tổng thể hầu hết các vấn đề về sở hữu trí tuệ.


Hội đồng nghiệm thu dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Truyền hình tỉnh Bắc Ninh”


Ông Nguyễn Xuân Khi, giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh, đơn vị chủ trì thực hiện dự án cho biết, dự án đã xây dựng hoàn thiện và phát sóng trên truyền hình 24 chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” với 24 bản tin, 24 phóng sự, 24 mục Ý kiến chuyên gia và 24 mục Tương tác truyền hình, được được truyền tải đến toàn bộ cộng đồng, người dân trong tỉnh một cách sinh động và cụ thể.

Chương trình đã phản ánh phong phú, sinh động hoạt động SHTT của địa phương, trong nước và quốc tế với phần Bản tin; xây dựng 24 phóng sự, phỏng vấn đa dạng, phong phú đề cập đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh; nhận được gần 100 câu hỏi từ người xem truyền hình gửi tỡi các chuyên gia về SHTT ở trung ương và địa phương và phát sóng 24 tình huống tương tác giúp nâng cao kiến thức về sở hữu trí tuệ cũng như những hiểu biết của người tiêu dùng về tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” còn là kênh thông tin quan trọng để phản ánh những hành vi xâm phạm quyền SHTT, giúp người dân phân biệt hàng giả, hàng nhái, hướng dẫn chủ thể quyền sử dụng các biện pháp, công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, ngăn chặn các hành vi xậm phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất uy tín, chân chính. Chương trình đã giới thiệu được thương hiệu có uy tín đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và cũng là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất triển khai khá hiệu quả các hoạt động về bảo hộ, khai thác, quản lý quyền SHTT như công ty cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam; Công ty CP đầu tư và phát triển Niềm Tin Việt, Công ty sứ Long Phương, Công ty Lửa Việt,... hay các thương hiệu có sản phẩm mang tính “truyền thống, nghệ thuật” như: Gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, tre trúc Xuân Lai, đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng,....

Đánh giá về hiệu quả của Chương trình, PGS, TS Trần Văn Hải, Chủ nhiệm môn Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học xã hội và nhân văn nhận định: “Thông qua chương trình, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những vi phạm về quyền SHTT qua đó xác lập và khai thác có hiệu quả các giá trị tiềm năng của tài sản trí tuệ đồng thời hiểu được vai trò, chức năng và sự phối hợp hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật về quyền SHTT, cơ quan đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ để thực hiện có hiệu quả Luật SHTT.”

Theo số liệu thống kê của sở KH & CN tỉnh Bắc Ninh, đến hết tháng 11 năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 181 đơn vị được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ. Trong khi đó, cả năm 2014, toàn tỉnh chỉ có 143 văn bằng được cấp; còn năm 2013, con số này là 105 văn bằng. Điều này là minh chứng thuyết phục cho hiệu quả của chương trình, khi DN và các tổ chức, cá nhân tại địa bàn tỉnh đã bắt đầu tiếp cận và từng bước chủ động trong việc xây dựng và triển khai hoạt động quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

Trung tâm Phát triển Tài sản trí tuệ


  Các tin đã đưa
 
RapNewsPlus chuyên đề 11: Cùng chung tay bảo vệ sở hữu trí tuệ
Rap News IPMan: Tôn vinh “Đổi mới sáng tạo - cải thiện cuộc sống”
Rap News IP Day 2018: Sở hữu trí tuệ nâng cao nhận thức, thay đổi cuộc sống
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững
Dự án NTMN khu vực miền Bắc: Những bước chuyển mới trong sản xuất
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, làm việc với Khu CNC Hòa Lạc
Nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên
Thương mại hóa sáng chế được bảo hộ tại VN còn hạn chế
Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp tổ chức “Hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ”
CHUNG KẾT GAMESHOW IP CHALLENGE 2013 – ĐỈNH CAO THƯƠNG HIỆU
Cục sở hữu tí tuệ tổ chức hội thảo
Họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Sở hữu công nghiệp Pháp