Chi tiết tin tức
 
Đào tạo nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho khoảng 1 nghìn người
 
Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1000 cá nhân, tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình cũng hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh; hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ: Tổ chức bộ phận chuyên môn về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai quy trình phát hiện, thống kê, đánh giá, quản lý tài sản trí tuệ.

Chương trình cũng hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ. Theo đó, đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, Chương trình sẽ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thành lập và vận hành các doanh nghiệp, tổ chức khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ...

Chi tiết Quyết định phê duyệt xem tại đây

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

  Các tin đã đưa
 
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26-4-2023: Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Thông báo hỗ trợ đăng ký sáng chế
RapNewsPlus chuyên đề 11: Cùng chung tay bảo vệ sở hữu trí tuệ
Rap News IPMan: Tôn vinh “Đổi mới sáng tạo - cải thiện cuộc sống”
Rap News IP Day 2018: Sở hữu trí tuệ nâng cao nhận thức, thay đổi cuộc sống
Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững
Dự án NTMN khu vực miền Bắc: Những bước chuyển mới trong sản xuất
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, làm việc với Khu CNC Hòa Lạc
Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, phát triển tài sản trí tuệ
Không chỉ bảo vệ mà cần phải khai thác cả tài sản trí tuệ
Thông báo tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016
Tài sản vô hình: Con đường của tương lai
Chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận từng bước khẳng định vị thế trên thị trường
Khai thác tài sản trí tuệ: “Đánh thức” tiềm năng du lịch Việt
Bắc Ninh: Nhận thức được nâng cao khi sở hữu trí tuệ lên sóng truyền hình
Tạo vị thế vững chắc cho nhãn hiệu tập thể Đồng Đại Bái
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa ICDREC và Quỹ KH&CN Nagano Nhật Bản
Bộ KH&CN-Viettel hợp tác ứng dụng CNTT và viễn thông trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ