Chi tiết tin tức
 
Chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận từng bước khẳng định vị thế trên thị trường
 
Việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý sẽ giúp Ninh Thuận tiếp tục mở rộng vùng chỉ dẫn địa lý ra các vùng trồng nho trên toàn tỉnh; xúc tiến, quảng bá, xác lập vị thế và uy tín của các sản phẩm nho mang nguồn gốc xuất xứ sản xuất tại Ninh Thuận.

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ chỉ là bước đầu


Ninh Thuận được xem là "thủ phủ" trồng nho của cả nước, cho ra đời những chùm nho căng mọng không nơi nào sánh được.Theo Quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 quy mô sẽ đạt 2.500 ha; ước tính sản lượng 56.000 tấn/năm, đưa giá trị sản xuất nho trên đơn vị diện tích tăng lên 700 - 1.000 triệu đồng/ha/năm và tạo công ăn việc làm khoảng 10.000 - 12.000 người.
 


Vườn nho tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Ninh Thuận

Giống nho sạch đang được trồng tại Ninh Thuận là giống nho NH 01-48 và Cardinal, được coi là nho an toàn. Nếu sản phẩm đạt đúng quy trình trồng trọt và thu hoạch, chất lượng nho xanh NH 01-48 khá cao và không kém nho đỏ Úc.  Năng suất giống Cardinal từ 14,5 - 16 tấn/ha, giống NH01-48 có năng suất từ 15,5 - 17 tấn/ha. Giá nho giao động từ 50.000 - 75.000 đồng/kg tùy từng thời điểm, giai đoạn gần tết Nguyên đán giá nho xanh có thể lên tới 70.000 - 90.000 đồng/kg. Không tính khấu hao kiến thiết cơ bản thì lãi thuần của giống Cardinal là 180.178.600 đồng/ha/năm và của giống NH01-48 là 182.413.700 đồng/ha/năm.

Năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho sản phẩm nho Ninh Thuận theo Quyết định số 194/QĐ-SHTT. Sản phẩm nho Ninh Thuận tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thiện cơ sở khoa học về tính đặc thù của sản phẩm, thành lập Hiệp Hội nho quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận.

Tuy nhiên, sau 3 năm đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhận thức của người trồng nho về lợi ích lâu dài của chỉ dẫn địa lý của sản phẩm còn nhiều hạn chế. Giá trị thương mại và cơ hội thị trường của sản phẩm nho tỉnh Ninh Thuận cũng như lợi ích kinh tế của người trồng nho vẫn chưa có nhiều tiến triển.  Từ thực tế đó, dự án “"Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận” đã được triển khai trong 24 tháng (từ tháng 04 /2013 đến tháng 03/2014).

Hình thành mô hình liên kết chuỗi

Với mục tiêu xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất, thương mại và hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm nho mang chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” của tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu thị trường, quảng bá, giới thiệu phát triển giá trị quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho các sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận; hỗ trợ phát triển kinh doanh, đưa sản phẩm mang chỉ dẫn  địa lý đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của sản  phẩm...; Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận đã chủ động, chủ trì, huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan của địa phương và tổ chức tập thể các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm.

Ông Nguyễn Khắc Lâm, chủ nhiệm dự án cho biết, qua gần ba năm triển khai, dự án đã hoàn thành các nội dung và yêu cầu về thời gian, hoàn thành mục tiêu và nội dung đề ra, đã giúp cho người dân sản xuất nói riêng và Ninh Thuận nói chung có được những sự hỗ trợ tích cực về mặt quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường, góp phần quan trọng trong sự duy trì và phát triển ổn định một vùng sản xuất nho truyền thống, khẳng định hiệu quả mang lại của việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thông qua dự án, người nông dân, các cơ sở sản xuất đã được tham gia vào hệ thống tiêu thụ sản phẩm ổn định, khắc phục những khó khăn về quy mô sản xuất nhỏ, lẻ và manh mún. Đặc biệt là sản phẩm có thể bán được với giá cao hơn nếu khai thác tốt lợi ích từ việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nho Ninh Thuận sẽ đến được với người tiêu dùng tại các thành phố lớn với nguồn gốc rõ ràng, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai.

Đánh giá kết quả của Dự án, ông Phan Ngân Sơn, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận định: Dự án được triển khai thành công đã góp phần hình thành được một hệ thống mô hình liên kết chuỗi có sự tham gia tư vấn của chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ, phổ biến và hướng dẫn các địa phương, hộ nông dân trong việc thực hiện các chính sách về phát triển nhãn hiệu, nâng cao vai trò của sở hữu trí tuệ trên thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

Qua đó có thể thấy, việc tạo dựng, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc sản của địa phương mới chỉ là bước đầu. Để phát huy được giá trị tài sản trí tuệ, cần phải xây dựng và vận hành hệ thống công cụ sở hữu trí tuệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín, thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Trung tâm Phát triển Tài sản trí tuệ
 

  Các tin đã đưa
 
RapNewsPlus chuyên đề 11: Cùng chung tay bảo vệ sở hữu trí tuệ
Rap News IPMan: Tôn vinh “Đổi mới sáng tạo - cải thiện cuộc sống”
Rap News IP Day 2018: Sở hữu trí tuệ nâng cao nhận thức, thay đổi cuộc sống
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững
Dự án NTMN khu vực miền Bắc: Những bước chuyển mới trong sản xuất
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, làm việc với Khu CNC Hòa Lạc
Nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên
Thương mại hóa sáng chế được bảo hộ tại VN còn hạn chế
Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp tổ chức “Hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ”
CHUNG KẾT GAMESHOW IP CHALLENGE 2013 – ĐỈNH CAO THƯƠNG HIỆU
Cục sở hữu tí tuệ tổ chức hội thảo
Họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Sở hữu công nghiệp Pháp