Chi tiết chương trình
 
Xây dựng, vận hành tổ chức quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ
 Ngày: 05-06-2021
File đính kèm: , ,
Dự án "Xây dựng, vận hành tổ chức quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho Công ty Cổ phần Vĩnh Thắng và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn" thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 là một dự án triển khai ứng dụng khoa học công nghệ về sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp. Thông qua quá trình triển khai dự án đã nâng cao được nhận thức của tất cả CBCNV hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, từ đó nâng cao giá trị của tài sản trí tuệ, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả tài sản trí tuệ của từng Công ty.

Xây dựng Chiến lược về công tác sở hữu trí tuệ  đến 2030

Thông qua những kiến thức, kinh nghiệm đã thu được trong quá trình triển khai dự án sẽ tạo tiền đề để hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn có khả nǎng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ hiện có, phát huy khả năng tự lực tự cường, năng động, sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; có khả năng tận dụng và phát huy nội lực, khả năng lao động sáng tạo của tất cả CBCNV trong từng Công ty.

Đồng thời, tạo tiền đề để hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn khai thác các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam thông qua việc tra cứu, ứng dụng sáng chế hoặc chuyển giao công nghệ tiên tiến. Tạo động lực để hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn tiến hành đổi mới công nghệ, hiện đại hoá từng khâu sản xuất chế tạo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


Đặc biệt, thông qua triển khai dự án hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn đã có thể thực hiện các hoạt động sở hữu trí tuệ một cách chiến lược thông qua việc thực hiện Chiến lược về công tác sở hữu trí tuệ  đến 2030. Và tổ chức triển khai các hoạt động sở hữu trí tuệ một cách tổng thể, đồng bộ, có hệ thống tại hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn. Việc thực hiện có chiến lược và triển khai đồng bộ, hệ thống sẽ giúp cho Công ty có nhiều sáng chế/giải pháp hữu ích được đăng ký từ đó nâng cao giá trị trí tuệ trong sản phẩm.

Kết quả của dự án là tiền đề để khai thác các sáng chế/giải pháp hữu ích của hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn. Từ đó, mang lại các giá trị sức lao động cao hơn trong sản phẩm, đưa năng suất lao động được tăng lên, chất lượng sản phẩm được tốt hơn, và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

Đối với hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn cũng như các doanh nghiệp khác, việc nâng cao khả năng canh tranh cũng đồng nghĩa là có thêm khả năng, cơ hội nhận được cán dự án sản xuất vật liệu xây dựng của các khách hàng trong và ngoài nước điều đó sẽ giải quyết thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu cho mỗi doanh nghiệp và có nhiều đóng góp với nhà nước.

Khi các doanh nghiệp biết quản trị và khai thác tài sản trí tuệ mà ở đây là hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của Việt Nam tiến gần hơn với nền kinh tế tri thức mà nhân loại đang bước vào, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển vững chắc hơn.

Phát triển tài sản trí tuệ mang lại nhiều lợi thế

Có thể thấy, khi hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn đã củng cố và phát triển nhãn hiệu, đăng ký được các sáng chế/giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp... áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ, các đối tượng sở hữu trí tuệ này sẽ trở thành tài sản của mỗi Công ty và mang lại khá nhiều lợi thế cho từng Công ty, cụ thể như:

Lợi thế phát triển sản phẩm: Sở hữu trí tuệ nâng cao niềm tin, sự tự tin và lòng trung thành với người tiêu dùng; cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho hai Công ty CP Vĩnh Thắng hoặc Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn, nhờ đó khách hàng có thể nhận diện, phân biệt được chất lượng, kiểu dáng những sản phẩm mà hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn làm ra.

Lợi thế cạnh tranh: Quyền sở hữu trí tuệ là độc quyền, do đó khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác, sử dụng các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế đó để sản xuất sản phẩm, vì thế hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn sẽ duy trì được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm đó trên thị trường.

Nâng cao giá trị của hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn:  Hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ còn làm tăng giá trị hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn một cách đáng kể khi mua bán sáp nhập, hay cổ phần hóa doanh nghiệp, nâng cao giá trị của Công ty trong mắt các nhà đầu tư...

Dự án Xây dựng, vận hành tổ chức quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho Công ty Cổ phần Vĩnh Thắng và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn  sau khi kết thúc chắc chắn sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển cùng với sự phát triển của trị hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn. Đồng thời, nhận thức của CBCNV trong hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn đã chú trọng hơn đối với các hoạt động sở hữu trí tuệ.

Với những kết quả đạt được tại hai Công ty CP Vĩnh Thắng và Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn sẽ là cơ sở thực tiễn để các nhà quản lý, phát triển chính sách có thể đánh giá một cách khách quan về công tác áp dụng mà Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp quy khác trong thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam tham gia vào rất nhiều tổ chức thế giới và khu vực như: WTO, CTPPP, AFTA, EVFTA, …

Thanh Thủy

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)