Chi tiết chương trình
 
Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mác mật
 Ngày: 06-02-2022
File đính kèm: , ,
Mác mật là cây bản địa có từ rất lâu ở chân núi đá vôi thuộc các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Lá và quả mác mật là gia vị thơm ngon và là "thực phẩm sạch" để chế biến các món lợn quay, vịt quay, măng ớt…nổi tiếng ở Lạng Sơn từ bao đời nay. Ngoài làm gia vị, mác mật còn được biết đến là có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Trong lá, quả, hạt mác mật chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau tốt, cao chiết quả có tác dụng lợi mật, cao chiết lá và tinh dầu quả có tác dụng ức chế men gan.
Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm mác mật Lạng Sơn

Tại Lạng Sơn, cây mác mật tập trung tại 5 huyện (Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc) với diện tích khoảng 350 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 5.000 tấn quả. Giá bán trung bình quả mác mật tươi tại Lạng Sơn đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Năm 2015, giá bán quả mác mật tại vườn của hộ nông dân là 15.000 đồng/kg, đã tăng lên thành 25.000 đồng/kg trong năm 2020. Với giá bán hiện nay thì thu nhập trung bình của mỗi ha trồng mác mật đạt 40 – 50 triệu đồng/năm. Vì vậy từ chỗ thu hái tự nhiên, người dân trên địa bàn các huyện của tỉnh Lạng Sơn đã chủ động mở rộng diện tích trồng cây mác mật. Tại một số thị trường đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, giá bán lá và quả mác mật cao gấp 3 – 4 lần so với giá bán tại Lạng Sơn. Tại cửa hàng nông sản Vũ Lâm của thành phố Hồ Chí Minh (https://cheesewerks.com/san-pham/la-mac-mat/), giá bán lá mác mật tươi, lá mác mật khô và quả mác mật khô lần lượt là là 60.000 đồng/kg, 250.000 đồng/kg và 180.000 đồng/kg. Điều đó cho thấy tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiềm năng để nâng cao hiệu quả khai thác chuỗi giá trị mác mật trong thời gian tới. Các sản phẩm mác mật Lạng Sơn phổ biến được cung cấp ra thị trường gồm: lá tươi, lá khô, quả tươi, quả khô.

Mặc dù có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển, hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm mác mật của người dân tỉnh Lạng Sơn hiện nay còn gặp một số hạn chế và khó khăn. Khó khăn trong bảo vệ danh tiếng, uy tín chất lượng sản phẩm đặc sản: Cây mác mật được khai thác/trồng tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó Lạng Sơn đã khẳng định được danh tiếng, được nhiều người tiêu dùng biết đến kèm theo sự nổi tiếng của các món ăn đặc sản vịt quay và lợn quay Lạng Sơn. Với sự nổi tiếng đó thì sản phẩm mác mật Lạng Sơn dễ bị mạo danh, lợi dụng danh tiếng, nhái thương hiệu do sản phẩm này chưa đăng ký bảo hộ.


Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu sản phẩm. Với nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất trong khi chưa xây dựng được mối liên kết giữa các hộ để thành lập tổ chức tập thể quản lý các hoạt động sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, tiêu thụ đã dẫn đến sự chênh lệch về mẫu mã, chất lượng sản phẩm mác mật. Tác nhân thu gom tư thương vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc thu mua và phân phối các sản phẩm mác mật Lạng Sơn hiện nay. Trong quá trình hoạt động các tư thương không xây dựng được sự liên kết với người sản xuất đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh thu mua, ép cấp và ép giá bán sản phẩm, gây khó khăn cho người sản xuất.  Trên thị trường, sản phẩm mác mật Lạng Sơn cũng chưa có dấu hiệu nhận diện cụ thể, hoạt động quảng bá, giới thiệu chưa được triển khai, sản phẩm chưa có thông tin giúp truy xuất đúng nguồn gốc nên người tiêu dùng ngoài tỉnh ít có thông tin và khó lựa chọn đúng sản phẩm. Người tiêu dùng tại các thị trường có nhu cầu sử dụng nhưng chưa biết mua sản phẩm mác mật Lạng Sơn ở đâu và sử dụng như thế nào.

Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mác mật Lạng Sơn

Trước những vấn đề trên, sản phẩm mác mật Lạng Sơn cần phải khẳng định được chất lượng đặc thù và tạo thương hiệu cạnh tranh trên thị trường. Để phát triển sản xuất và cạnh tranh thị trường “Mác mật Lạng Sơn” một cách bền vững, cần  xây dựng CDĐL cho sản phẩm có các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng (cảm quan, lý hóa) rõ ràng và đặc thù, áp dụng chung một quy trình kỹ thuật sản xuất để đảm bảo chất lượng đồng đều của sản phẩm.Quản lý, khai thác CDĐL sau khi được bảo hộ để duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm và ngăn chặn hiện tượng hàng giả/hàng nhái thông qua việc: 1) Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý CDĐL, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ; 2) Thiết lập mô hình sản xuất, quản lý sản phẩm được bảo hộ CDĐL theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng.

Nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua tổ chức các hội nghị đào tạo, tập huấn về các kiến thức liên quan đến sở hữu trí tuệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, marketing và phát triển thị trường tiêu thụ...
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, các hoạt động triển khai như: 1) Xây dựng bộ công cụ nhận diện và quảng bá, giới thiệu cho sản phẩm; Thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Liên kết tiêu thụ sản phẩm mác mật mang CDĐL “Lạng Sơn” theo chuỗi giá trị... Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa các thị trường mục tiêu. Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm thành phẩm bằng việc áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm.

CDĐL “Lạng Sơn” cung cấp cơ sở hợp tác có lợi giữa người sản xuất và kinh doanh sản phẩm cũng như giúp tăng khả năng nhận biết và bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm, chứng nhận các đặc tính chất lượng và chất lượng đặc thù của sản phẩm gắn với các điều kiện địa lý đặc biệt của khu vực sản xuất. Người tiêu dùng được chỉ dẫn rằng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng rõ ràng, đảm bảo các điều kiện ATTP. Từ đó, nâng cao được khả năng tiếp cận thị trường và giá bán của sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của tỉnh Lạng Sơn.

Những tác động tích cực của việc xây dựng và phát triển thương hiệu mác mật

Mác mật Lạng Sơn là sản phẩm vốn đã có danh tiếng, có chất lượng trên thị trường. Nay được công nhận là CDĐL thì tăng khả năng cạnh tranh rất lớn vì có tính chất, chất lượng đặc thù. Sản phẩm mác mật mang CDĐL “Lạng Sơn” có khả năng cạnh tranh cao vì: 1) Các chủ thể kinh tế được nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh; 2) Sản phẩm có dấu hiệu nhận diện, chất lượng đặc thù và an toàn, được sử dụng tem TXNG, bao bì/nhãn mác, được quảng bá giới thiệu và xúc tiến thương mại để tạo dựng hình ảnh, nâng cao uy tín; 3) Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm CDĐL có chất lượng, được chứng nhận và kiểm soát, đảm bảo ATTP và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Các kết quả của việc xây dựng và phát triển thương hiệu mác mật của tỉnh Lạng Sơn sẽ có những tác động tích cực do sản phẩm đặc thù được công nhận là CDĐL thì cơ hội mở rộng thị trường tốt hơn, tiêu thụ nhiều hơn do người tiêu dùng tin tưởng. Điều này làm gia tăng thu nhập cho người dân. Phát triển sản xuất mác mật của tỉnh Lạng Sơn gắn với quản lý chất lượng theo chuỗi giá trị góp phần tăng giá trị, giảm thiểu các rủi ro thị trường và bền vững trong bối cảnh Cung lớn hơn Cầu.

Sản phẩm mác mật mang CDĐL “Lạng Sơn” được giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng, tăng được giá trị. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập của người lao động. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hạn chế nạn hàng giả/hàng nhái và hướng đến việc thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định. Góp phần thu hút lao động và tạo việc làm cho người dân địa phương, hỗ trợ phát triển kinh tế dịch vụ và du lịch, tạo thị trường ổn định cho sản phẩm có lợi thế của địa phương và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)