Chi tiết chương trình
 
Bảo hộ sáng chế đối với công nghệ blockchain tại Việt Nam
 Ngày: 15-05-2021
File đính kèm: , ,
Trong những năm gần đây, công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang trở thành trào lưu “nóng” trên toàn thế giới. Công nghệ này có các ứng dụng to lớn tiềm năng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ các dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công đến các chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng.

Các lĩnh vực và xu hướng phát triển các sáng chế liên quan đến công nghệ chuỗi khối

Do là một lĩnh vực công nghệ mới, nên số lượng đơn đăng ký sáng chế liên quan đến công nghệ chuỗi khối tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, có tổng số khoảng hơn 900 đơn đăng ký/bằng sáng chế được cấp đã được công bố đến 25/6/2019. Tỷ lệ cấp bằng đối với các đơn đăng ký sáng chế chuỗi khối từ 1999 đến 2018 là khoảng 18% (với 156 văn bằng bảo hộ được cấp trên tổng số 877 đơn đăng ký sáng chế), tỷ lệ này còn khá thấp so với tổng số đơn đăng ký sáng chế. Trước năm 2010, rất ít đơn đăng ký sáng chế chuỗi khối được cấp ở Việt Nam nhưng chỉ sau một thập kỷ, số đơn đăng ký sáng chế thành công đã tăng dần theo thời gian.

Hiện tại, công nghệ chuỗi khối vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Dù đa số thị trường trong nước chỉ mới quan tâm đến một ứng dụng của công nghệ này như tiền ảo (bitcoin), nhưng tiềm năng thay đổi cuộc chơi của công nghệ này giống như cuộc đua trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ chuỗi khối đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam ở các lĩnh vực như dịch vụ tài chính (83%), chuỗi giá trị (40%), dịch vụ công (30%) và nhiều doanh nghiệp trong ngân hàng, kiểm toán hay bảo hiểm đã có kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ này .  

Các công ty Việt Nam đã nộp một số lượng đơn đăng ký sáng chế chuỗi khối khá ấn tượng - tổng cộng 69 đơn (tương đương với Phần Lan). Các đơn này đã được nộp bởi trên dưới 40 chủ đơn với thành phần đa dạng, từ các tập đoàn lớn, viện nghiên cứu/trường đại học đến các công ty khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp gồm các phương pháp/sản phẩm bảo mật truyền thông (khoảng 24,0%), thương mại (khoảng 22,8%), các phương pháp/sản phẩm nhằm bảo vệ máy tính, thành phần máy tính, phần mềm và dữ liệu khỏi các hoạt động vượt ngoài thẩm quyền cho phép (khoảng 15,0%), kiến trúc, phương án hoặc quy trình thanh toán (khoảng 10,0%). Các chủ đơn Việt Nam tiêu biểu trong công nghệ chuỗi khối được liệt kê ở bảng 1.

Bảng 1. Một số chủ đơn Việt Nam tiêu biểu trong công nghệ chuỗi khối và sáng chế đăng ký bởi họ.

Khả năng bảo hộ của các sáng chế liên quan đến công nghệ chuỗi khối
    
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các quy định pháp luật hay quy chế thẩm định cụ thể riêng với các sáng chế liên quan đến công nghệ chuỗi khối. Các công nghệ chuỗi khối được phân loại thành hai hướng: công nghệ chuỗi khối “lõi” và công nghệ chuỗi khối “ứng dụng”. Các công nghệ chuỗi khối “lõi” có thể xuất hiện trong các công nghệ về mật mã, hàm băm, lưu trữ phân tán, các cơ chế đồng thuận và các biện pháp chống can thiệp. Các công nghệ chuỗi khối “ứng dụng” được sử dụng trong các phương pháp kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng, thiết bị không dùng tiền, các ứng dụng không dây, quản lý bệnh nhân và truy cập dữ liệu bệnh nhân, chống trộm trên phương tiện vận chuyển.

Đối chiếu với quy định tại Điều 59, Luật SHTT, các đối tượng yêu cầu bảo hộ có liên quan đến các phương pháp toán học, phương pháp kinh doanh, phương pháp thực hiện trò chơi, chương trình máy tính hay cách thức thể hiện thông tin là các đối tượng không được bảo hộ độc quyền dưới danh nghĩa sáng chế. Ngoài ra, trong Quy chế thẩm đỉnh đơn đăng ký sáng chế của Cục SHTT có một số hướng dẫn có thể có liên quan đến đối tượng về “chương trình máy tính”. Cụ thể, quy chế này xác định đối tượng “chương trình máy tính” là một dạng sáng chế thực hiện bằng máy tính (“computer-implemented invention” - CII), cụ thể liên quan đến máy tính, mạng máy tính, và thiết bị có thể lập trình được, trong đó một hoặc một số đặc điểm/dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế được thực hiện bởi chương trình máy tính.

Trên thực tế, về cơ bản, các tiêu chí thẩm định đơn đăng ký sáng chế của Việt Nam có các quy định tương đồng theo các khung tiêu chuẩn thẩm định đơn sáng chế ở châu Âu. Gần đây, Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) đã xem xét các điểm (đối tượng) yêu cầu bảo hộ sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ chuỗi khối được xếp loại và thẩm định giống như đối với các sáng chế thực hiện bởi máy tính (CII). Cụ thể, khi đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế chuỗi khối, sáng chế đó phải trải qua hai bước kiểm tra:

- thứ nhất, kiểm tra khả năng bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế hay không, nghĩa là nó có phải là một sáng chế hay không và có bao hàm khía cạnh kỹ thuật liên quan nào không? (do “blockchain” sử dụng các phương pháp mã hóa “cryptographic” nên tất cả các sáng chế liên quan đến công nghệ chuỗi khối đều có thể đáp ứng tiêu chí này);

- thứ hai, đánh giá tính mới và tính sáng tạo của sáng chế, trong đó thẩm định viên sẽ đánh giá các yếu tố nào là dấu hiệu kỹ thuật và không phải là dấu hiệu kỹ thuật trong một điểm yêu cầu bảo hộ.

Riêng với đối tượng “chương trình máy tính/phần mềm máy tính” (dạng vô hình) mặc dù là một đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế tại Việt Nam theo quy định của Luật SHTT, nhưng trong thực tế, Cục SHTT chấp nhận dạng sửa đổi của đối tượng được thể hiện dưới dạng “sản phẩm” hoặc “quy trình” (dạng hữu hình), và có các “đặc tính kỹ thuật”  và là một giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng phương tiện kỹ thuật để tạo ra hiệu quả kỹ thuật, thì đối tượng đó có khả năng bảo hộ sáng chế.

Do đó, một đối tượng yêu cầu bảo hộ liên quan đến chương trình máy tính, mà khi được chạy trên máy tính và có thể đạt được/tạo ra hiệu quả kỹ thuật nằm ngoài các “tương tác vật lý” thông thường giữa chương trình (phần mềm) và máy tính (phần cứng), thì sẽ có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế miễn là được thể hiện ở dạng đối tượng được diễn đạt phù hợp. Bên cạnh đó, trong Quy chế thẩm định nêu trên của Cục SHTT cũng nêu/gợi một số hướng dẫn soạn thảo/cách viết yêu cầu bảo hộ liên quan chương trình máy tính. Cụ thể, việc bắt đầu một đối tượng bảo hộ cụ thể ở mỗi yêu cầu bảo hộ phải tránh các cách diễn đạt như “sản phẩm của chương trình”, “phần mềm máy tính”, “sản phẩm chương trình máy tính”, “sản phẩm phần mềm máy tính” hoặc các thuật ngữ tương đương do đối tượng “sản phẩm” của một sáng chế thì phải được hiểu là một đối tượng hữu hình chứ không phải một sản phẩm không nhìn thấy được.  

Nhìn rộng hơn hay nói cách khác, nếu một đối tượng được yêu cầu bảo hộ liên quan đến các đối tượng theo Điều 59 Luật SHTT(các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế), ví dụ như chương trình máy tính, nhưng nếu đối tượng này còn được thực hiện bởi hay liên quan đến thiết bị hay quy trình kỹ thuật với các đặc điểm/đặc tính kỹ thuật, thì đối tượng đó hoàn toàn có thể xem xét đăng ký sáng chế.  

Tóm lại, các sáng chế liên quan đến công nghệ chuỗi khối có thể được bảo hộ nếu phạm vi/yêu cầu bảo hộ của chúng có các “đặc tính kỹ thuật” và phải là một giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng phương tiện kỹ thuật và tạo ra hiệu quả kỹ thuật.

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)