Chi tiết chương trình
 
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
 Ngày: 24-10-2023
File đính kèm: , ,
Trong thời gian 8 năm từ 2013-2020, Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của thành phố được triển khai theo Quyết định số 1862/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 25/9/2013. Chương trình đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở ngành và sự tham gia tích cực của các thành viên Ban chỉ đạo chương trình.
Đặc biệt, với nỗ lực và quyết tâm cao của Sở KH&CN, cơ quan thường trực của chương trình, chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thành phố Hải Phòng đến năm 2020 đã được triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ trên tất cả các mặt, các nội dung, theo đúng định hướng mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố.



Trong giai đoạn 2013-2015, Sở KH&CN thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ 04 Sáng chế, 4 GPHI, 05 KDCN, 01 NHTT. Tổng kinh phí hỗ trợ là 184.000.000đ (Một trăm tám mươi tư triệu đồng). Hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, GPHI, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận theo QĐ 635/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố. Bên cạnh đó, sở KH&CN đã triển khai lập, phê duyệt danh mục, xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác, bảo vệ tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề của Hải Phòng.

Trong giai đoạn triển khai Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thành phố Hải Phòng từ năm 2013-2020, Sở KH&CN tiến hành khảo sát, lập, phê duyệt danh mục và xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ xác lập nhãn hiệu tập thể cho 73 sản phẩm đặc sản, làng nghề của Hải Phòng. Sở KH&CN đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí xác lập quyền cho 73 nhãn hiệu tập trên với kinh phí là: 2.628.000đ (Hai tỷ sáu trăm hai mươi tám triệu đồng). Trong đó, năm 2014 hỗ trợ: 34 sản phẩm đặc sản, làng nghề; năm 2015: 11 sản phẩm đặc sản, làng nghề; năm 2016: 17 sản phẩm đặc sản, làng nghề; năm 2018: 11 sản phẩm đặc sản, làng nghề.

     Thành phố đã  hỗ trợ Dự án xây dựng, quản lý nhãn hiệu chứng nhận Đại Thắng – Tiên Lãng cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng. Kinh phí hỗ trợ 165.000.000đ (một trăm sáu mươi năm triệu đồng), hỗ trợ Xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vĩnh Bảo cho sản phẩm thuốc lào với kinh phí hỗ trợ là 323.375.000đ (Ba trăm hai mươi ba triệu ba trăm bảy mươi năm nghìn đồng).

Năm 2017, thành phố hỗ trợ hồ sơ đăng ký nhãn sinh thái cho 2 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng và Công ty TNHH Vilaco. Tổng kinh phí hỗ trợ: 152.000.000đ (Một trăm năm mươi hai triệu đồng); hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích cho 04 sản phẩm nghiên cứu KH&CN của thành phố là: Quy trình sản xuất sơn chống cháy hệ không dung môi thân thiện với môi trường; Quy trình sản xuất sơn chống cháy hệ nước thân thiện với môi trường; Quy trình sản xuất sơn tấm lớp gốc nhựa polyester; Máy sản xuất gạch Terrazzo. Tuy nhiên, sau khi tra cứu tính mới, tính sáng tạo của các sản phẩm trên thì sản phẩm Máy sản xuất gạch Terrazzo không có khả năng bảo hộ.

Trong thời gian triển khai Chương trình đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ NHTT, NHCN cho 74 sản phẩm đặc sản, làng nghề của thành phố góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm đó trên thị trường.

    Quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đã đưa nông nghiệp Việt Nam nói chung và của Thành phố nói riêng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ: yêu cầu của thị trường trong nước tăng cao, đòi hỏi những sản phẩm chế biến sâu, chất lượng, đồng thời chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.

    Do đó, trong thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý như: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã trở thành một định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của  các nông sản đặc sản, góp phần tổ chức sản xuất, phát triển thị trường trên cơ sở lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa bản địa. Thương hiệu cộng đồng đã từng bước khẳng định được vai trò, giá trị trong sản xuất, thương mại sản phẩm nông thôn, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Chính phủ.

    Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tích cực, việc xây dựng thương hiệu cộng đồng còn nhiều khó khăn, hạn chế, từ chính sách, thể chế đến các hoạt động tổ chức quản lý, khai thác giá trị của thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu cộng đồng chưa thực sự phát huy được hết giá trị so với tiềm năng, mong đợi trên thị trường. Vì vậy, rất cần những giải pháp, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, nâng cao giá trị, hiệu quả của hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cộng đồng trong thời gian tới

Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được hỗ trợ bảo hộ Sáng chế, Giải pháp hữu ích còn khiêm tốn. Do kinh phí thực hiện đề tài cấp cơ sở của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu eo hẹp và phân bổ dàn trải, do đó rất khó để sáng tạo ra được sáng chế, thường mới chỉ dừng ở công bố bài báo khoa học. Nhận thức về Sở hữu trí tuệ còn hạn chế: rất ít viện nghiên cứu, trường đại học có bộ phận chuyên trách, chăm lo về Sở hữu trí tuệ, đa phần là cán bộ kiêm nhiệm nên các nhà nghiên cứu không có điều kiện tham khảo tài liệu hoặc được tư vấn để nâng cao kiến thức về Sở hữu trí tuệ. Tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như đối với tài sản thông thường. Thời gian đăng ký bảo hộ 1 sáng chế thường mất khoảng 3-5 năm.

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)
Thị trường và xu thế phát triển cây đậu phộng Tây Ninh  (01-04-2022)