Chi tiết chương trình
 
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum
 Ngày: 15-10-2023
File đính kèm: , ,
Đăk Hà là huyện có diện tích trồng cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, được biết đến là một trong 8 vùng cà phê ngon nhất Việt Nam. Đây là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân tại địa phương.
Thực trạng về sản xuất, chế biến cà phê Đăk Hà

Để nâng cao thu nhập từ cây cà phê, trong những năm qua, nhiều hộ nông dân đã liên kết sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị cho cây cà phê. Nhiều Hợp tác xã đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả (HTX nông nghiệp Công Bằng Pô Kô Farms, HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thế hệ mới Đăk Mar…), sản xuất cà phê sạch được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap, 4C, UTZ...  đang là hướng đi của các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn triển khai, được nông dân sản xuất cà phê hướng ứng, thông qua việc thay đổi tập quán canh tác, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch, thay thế thuốc hóa học bằng phân vi sinh, phân hữu cơ,.. đảm bảo sản xuất cà phê sạch, nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của cà phê, tạo hướng đi riêng nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.


Ngày 26 tháng 12 năm 2019, cà phê Đăk Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00079 theo Quyết định số 6221/QĐ-SHTT cho sản phẩm cà phê  bao gồm cà phê nhân và các dạng sản phẩm chế biến như cà phê hạt rang, cà phê bột và cà phê tinh. UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Khu vực địa lý được bảo hộ gồm các xã Đăk Mar, Ngọk Wang, Hà Mòn, Đăk Ui, Đăk La, Đăk Long, Đăk Pxi, Đăk Ngọk, Ngọk Réo, Đăk Hring và thị trấn Đăk Hà, thuộc huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, Việc bảo hộ thành công Chỉ dẫn địa lý cà phê Đăk Hà là kết quả quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ quan trọng hơn là phải duy trì và phát triển thương hiệu cà phê Đăk Hà để đưa thương hiệu này xứng đáng là thương hiệu mạnh của quốc gia và tầng bước tham gia vào thị trường quốc tế.

 Hoạt động quản lý CDĐL cà phê Đăk Hà

UBND huyện Đăk Hà là cơ quan được UBND tỉnh Kon Tum ủy quyền quản lý theo văn bản số 1724/UBND-KGVX ngày 9/7/2019 về việc Ủy quyền đăng ký, quản lý và phát triển CDĐL “Đăk Hà” cho sản phẩm cà phê. UBND huyện đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Đăk Hà” theo Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 05/01/2021. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện Đăk Hà tại buổi làm việc với đoàn công tác của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 24/04/2022 hoạt động quản lý và phát triển CDĐL “Đăk Hà” vẫn chưa được vận hành trên thực tế do những nhiều khó khăn, vướng mắc sau:

- Việc giám sát, theo dõi quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến các loại sản phẩm cà phê có CDĐL “Đăk Hà” của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn huyện chưa được cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện.

- Hội cà phê Đăk Hà chưa được kiện toàn, chưa xây dựng và ban hành các quy chế nên các hoạt động của Hội còn hạn chế, chưa kịp thời thông tin về tình hình hoạt động của ngành cà phê cho thành viên, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp, các hội viên và các thành phần kinh tế trong toàn huyện để phát triển sản xuất cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Các tổ chức, cá nhân trồng cà phê trên địa bàn chưa lập hồ sơ, sổ sách liên quan đến việc theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê để đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng CDĐL cho sản phẩm cà phê “Đăk Hà”.  Sự tham gia của doanh nghiệp và các chủ thể khác vào công tác quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đăk Hà” cho các loại sản phẩm cà phê còn hạn chế. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên đại bàn đăng ký cấp quyền sử dụng CDĐL “Đăk Hà”, tỉnh Kon Tum còn ít. Đến nay chỉ có 03 đơn vị đăng ký nhưng chậm hoàn thiện hồ sơ nên đến nay chưa có đơn vị nào được cấp giấy chứng nhận sử dụng CDĐL “Đăk Hà” cho sản phẩm cà phê. Đến nay, đã có 03 tổ chức (Công ty TNHHMTV cà phê Nguyên Huy Hùng, HTX Nông nghiệp Pô Kô và hộ kinh doanh Lê Thị Kim Dung) đăng ký nhưng chưa được cấp quyền sử dụng do chưa đáp ứng hồ sơ theo quy định.

Mô hình quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đăk Hà”

Dự án “Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum” do Trung tâm Phát triển Nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn chủ trì thực hiện với mục tiêu thiết lập và vận hành thành công mô hình sản xuất, phát triển sản phẩm được bảo hộ CDĐL theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm bảo hộ, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm mang CDĐL cà phê “Đăk Hà” của tỉnh Kon Tum.

Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn thông qua việc nâng cao đời sống người dân, xây dựng sản phẩm chiến lược, từng bước khẳng định vị thế về thương hiệu của sản phẩm. Đồng thời, các hoạt động của dự án góp phần nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất của người nông dân, thúc đẩy liên kết trong sản xuất – thương mại sản phẩm, góp phần xây dựng mô hình sản xuất trong nông nghiệp.

Dự án được triển khai sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng cà phê, sự ổn định của khu vực nông thôn thông qua việc nâng cao đời sống người dân, xây dựng sản phẩm chiến lược, từng bước khẳng định vị thế về thương hiệu của sản phẩmDự kiến dự án sẽ tác động đến giá bán sản phẩm, nâng cao danh tiếng sản phẩm mang CDĐL cà phê Đăk Hà trên thị trường.
Tổ chức quản lý CDĐL dựa trên cơ sở chuỗi giá trị không chỉ là định hướng phù hợp trong tổ chức sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại ngành hàng, nâng cao giá trị sản phẩm cà phê Đăk Hà. Hoạt động đăng ký CDĐL cho các sản phẩm chế biến là hoạt động rất quan trọng nhằm bảo vệ giá trị của sản phẩm cà phê truyền thống, hỗ trợ cho sự phát triển, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu, giá trị về nguồn gốc của sản phẩm Đăk Hà trên thị trường.

Thanh Hà


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)
Thị trường và xu thế phát triển cây đậu phộng Tây Ninh  (01-04-2022)