Chi tiết chương trình
 
Kết nối sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo
 Ngày: 20-7-2020
File đính kèm: , ,
Nằm trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, dự án “Nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp” đã được triển khai từ năm 2017 đến năm 2019.
Ngày nay, công nghệ, tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp.

Việc kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên các kết quả của hoạt động đổi mới sáng tạo và bảo vệ tài sản trí tuệ sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao đây chính là cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy, yêu cầu của việc khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy và ứng dụng các kết quả hoạt động sáng tạo trong giới trẻ đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp khởi nghiệp đang là vấn đề cấp bách.

Nằm trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, dự án “Nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp” đã được triển khai từ năm 2017 đến năm 2019. 

Cần đầu tư cho đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ của Dự án, 537 doanh nghiệp đã tham gia “Khảo sát hoạt động quản trị sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Kết quả cuộc khảo sát đã làm rõ mối tương quan khi so sánh hiểu biết về sở hữu trí tuệ và mức độ quan tâm đến hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong đó, từ 63-73% trên tổng số 537 doanh nghiệp có nhận thức cao và rất cao về các tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp cũng quan tâm lớn tới hoạt động đổi mới sáng tạo. Tỉ lệ doanh nghiệp vừa nhận biết, tiếp thu và khai thác tốt các tri thức bên ngoài liên quan đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của mình vừa hiểu rõ về tài sản trí tuệ đạt mức cao nhất (73,1%). Trong khi đó, tỉ lệ doanh nghiệp vừa có khả năng giành được khách hàng mới, mở rộng thị trường, tăng doanh thu từ khách hàng có sẵn vừa hiểu rõ về tài sản trí tuệ lại ở mức thấp nhất (63,7%). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp có sự quan tâm đến tài sản trí tuệ có mức hiệu quả cao hơn hẳn trong các hoạt động đổi mới sáng tạo.


Dự án cũng tiến hành khảo sát 100 sinh viên các trường đại học về thực trạng và nhu cầu nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên. Theo khảo sát, có thể thấy hầu hết các trường đại học hiện nay chưa đưa môn đổi mới sáng tạo vào chương trình giảng dạy, chỉ có 6% ví dụ như trường Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh viên cũng cho rằng nội dung môn đổi mới sáng tạo nên được xây dựng ngắn gọn và cô đọng nhất có thể, đồng thời muốn trải nghiệm thực tế nhiều hơn chỉ học lý thuyết suông. Đa phần sinh viên được hỏi đã nhận thấy vai trò của đổi mới sáng tạo và đánh giá rất cần thiết đưa vào giảng dạy trong thời gian tới. Đồng thời, cần cải thiện nhiều yếu tố như sự quan tâm của nhà trường, tính tương tác với doanh nghiệp, sự giúp đỡ của chuyên gia trong ngành.

Tạo cộng đồng kết nối cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Sau thời gian 2 năm triển khai, dự án đã tạo nên được một diễn đàn kết nối các chuyên gia và sinh viên, doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và tư vấn ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Không chỉ vậy, dự án còn xây dựng được hệ thống và sử dụng các công cụ truyền thông xã hội về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, tạo sự tương tác gắn kết, cung cấp thông tin cho những người tham gia cộng đồng.

Thông qua các hội thảo khoa học, các buổi tập huấn kiến thức và truyền thông xã hội,  sinh viên, doanh nghiệp khởi nghiệp và cộng đồng nói chung đã được tiếp cận với các thông tin về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Theo đó, hoạt động của dự án cũng là nơi kết nối giữa những người đang nắm giữ tài sản trí tuệ và bên có khả năng thương mại hóa các tài sản trí tuệ này, là nơi thúc đẩy tạo ra thị trường mua bán, trao đổi, chuyển giao các kết quả của hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung.

Ngay sau khi tiếp nhận những nội dung trong dự án, các cán bộ, giảng viên nguồn từ các trường đại học, viện nghiên cứu, thủ lĩnh các câu lạc bộ sinh viên tại các trường đại học, là những người có sự ảnh hưởng (tới một cộng đồng nhỏ thuộc phạm vi quản lý của mình) đã tiến hành triển khai các hoạt động tương tự tại nơi mình công tác. Do vậy, ngay cả khi dự án kết thúc các hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng vẫn tiếp tục được thực hiện nhờ vào các đối tượng thụ hưởng là những người có sự ảnh hưởng nhất định, tiếp tục triển khai các hoạt động trong dự án. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội cho các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm qua việc giao lưu với nhiều sinh viên khác đến từ nhiều khối ngành khác nhau, giao lưu với doanh nghiệp, có cơ hội đồng hành với doanh nghiệp khi còn đang là sinh viên. Đồng thời, được cộng tác với các chuyên gia về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, dự án cũng là cơ hội để sinh viên học hỏi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm.

Dự án giúp xác định và giải quyết một phần các vấn đề cấp bách của cộng đồng doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ bằng việc tạo ra một hiệu ứng sâu rộng trong nhận thức của sinh viên - những người sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp sau này, các doanh nghiệp khởi nghiệp về vai trò của đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của cá nhân, doanh nghiệp và xã hội, góp phần nâng cao được nhận thức của cộng đồng xã hội nói chung về vai trò của đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong một nền kinh tế phát triển.

Hà Thủy


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)