Chi tiết chương trình
 
Tài sản trí tuệ và mối quan hệ với GDP
 Ngày: 07-9-2020
File đính kèm: , ,
Trong một vài năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành điều chỉnh lại cách xác định GDP, trong đó đặc biệt chú trọng tới yếu tố “TSTT”, nhằm phản ánh đúng mức sự đóng góp của TSTT đối với tăng trưởng kinh tế.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng GDP của một nước, nhưng dường như trong nền kinh tế tri thức thì yếu tố mang tính cốt lõi là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của nước đó, hay số lượng tài sản trí tuệ (TSTT) được tạo ra bởi chính công dân của nước đó. Trong một vài năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành điều chỉnh lại cách xác định GDP, trong đó đặc biệt chú trọng tới yếu tố “TSTT”, nhằm phản ánh đúng mức sự đóng góp của TSTT đối với tăng trưởng kinh tế.

TSTT thường là kết quả của hoạt động nghiên cứu và triển khai, là sản phẩm nảy sinh từ quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong đó sáng chế và tài liệu khoa học được coi là hai dạng TSTT quan trọng nhất, cơ bản nhất phản ánh trình độ KH&CN của một nước. Nếu như kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học thường được biểu hiện cụ thể là các tài liệu khoa học thì sáng chế thường là kết quả trực tiếp của hoạt động phát triển công nghệ, hướng tới việc ứng dụng ở quy mô công nghiệp và gắn bó chặt chẽ với việc khai thác thương mại. Mặc dù cùng có đặc tính vô hình, đặc tính xác định được, kiểm soát được, đặc tính sáng tạo và đổi mới, nhưng sáng chế có khả năng trực tiếp mang lại giá trị thương mại lớn hơn nhiều so với tài liệu khoa học thuần túy.


Nếu những phát minh, phát hiện của con người được ghi nhận từ những tài liệu khoa học được công bố và trở thành tài sản chung của nhân loại, thì sáng chế lại là một loại tài sản có khả năng sinh lợi to lớn và thuộc chế độ bảo hộ độc quyền, không thuộc về công cộng. Vì vậy, để đánh giá tổng quát về trình độ KH&CN nói chung và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và triển khai nói riêng của một nước, người ta thường đánh giá trên cơ sở hai tiêu chí: số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và số lượng tài liệu khoa học được công bố quốc tế của tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch của nước đó.

Vì lý do đó, trong bài viết này, khái niệm “TSTT” được giới hạn ở hai dạng cụ thể gồm “đơn đăng ký bảo hộ sáng chế” và “tài liệu khoa học được công bố quốc tế” (các dạng TSTT khác không được xem xét khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng TSTT). Vì lý do đó, trong bài viết này, khái niệm “TSTT” được giới hạn ở hai dạng cụ thể gồm “đơn đăng ký bảo hộ sáng chế” và “tài liệu khoa học được công bố quốc tế” (các dạng TSTT khác không được xem xét khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng TSTT).


Tri thức ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với nền kinh tế dựa trên tri thức. Trong nền kinh tế đó, các hoạt động kinh tế, sự tăng trưởng về kinh tế cơ bản là dựa trên những thành tựu của KH&CN, trình độ hiện đại của hoạt động nghiên cứu và triển khai, phụ thuộc vào khối lượng tri thức hay số lượng TSTT được tạo ra trong lãnh thổ kinh tế. Trong thời đại ngày nay, tỷ trọng hàm lượng tri thức và TSTT kết tinh trong hàng hóa, dịch vụ được coi là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh không chỉ của doanh nghiệp mà còn của quốc gia.

Vì thế, TSTT nói riêng và tri thức nói chung không chỉ là động lực mà còn là một trong những mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Sự ảnh hưởng của TSTT đối với GDP cũng được phản ánh qua giá trị đóng góp của các ngành công nghiệp dựa trên tri thức vào GDP, chẳng hạn ởMỹ mức đóng góp nêu trên tăng từ 21% (1982) đến 27% (1995). Năm 2010, TSTT đã mang lại cho các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ khoảng 5,06 nghìn tỷ USD giá trị gia tăng, chiếm 34,8% GDP, trong đó riêng sáng chế tạo ra 763 tỷ USD, chiếm 5,3% GDP.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa GDP và TSTT còn được thể hiện trong khuyến cáo của Liên hợp quốc năm 2008 về Hệ thống tài khoản quốc gia, trong đó khái niệm “tài sản vô hình” trước đây được thay thế bằng “TSTT”, thuộc nhóm “tài sản cố định”. Khái niệm “tài sản” cũng được mở rộng, bao gồm kết quả của hoạt động nghiên cứu và triển khai - được gọi chung là “TSTT” nếu có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu.

Khi tính toán GDP theo phương pháp chi tiêu, các TSTT nói chung là không được xét tới vì không thể có dữ liệu về giá trị thị trường của các tài sản này do bản chất “độc nhất” của nó; tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng khuyến nghị “điều đó không phải là những khó khăn không thể khắc phục và có những chiến lược để giải quyết vấn đề này”. Trong thực tế, để phù hợp với quan điểm hiện đại về tăng trưởng GDP trong mối liên hệ với TSTT, một số nước có nền kinh tế phát triển đã điều chỉnh lại cách tính GDP của mình như Australia (năm 2009), Canada (năm 2012), Hoa Kỳ (tháng 7/2013).


Cụ thể, Hoa Kỳ và một số nước khác đã điều chỉnh cách xác định GDP theo phương pháp chi tiêu như sau: chi tiêu cho TSTT không được tính vào chi tiêu của hộ gia đình và chi tiêu của Chính phủ mà được tính chung vào chi tiêu cho đầu tư của khu vực tư nhân; trong đó chi tiêu của Chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai cũng được coi là khoản đầu tư không phụ thuộc vào việc kết quả của hoạt động đó có được bảo hộ (quyền SHTT) hoặc thuộc về khu vực công cộng (được công bố công khai) hay không. Do đó, khoản đầu tư cho TSTT là một bộ phận của đầu tư cố định thuộc tổng đầu tư quốc nội của khu vực tư nhân. Với sự điều chỉnh đó, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ năm 2012 tăng thêm 3,6% (tương đương 560 tỷ USD) so với cách tính GDP truyền thống trước đây.

Tóm lại, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy sự chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và triển khai có tác động trực tiếp tới GDP, dù sự chi tiêu đó không được xác định chính xác thông qua chi tiêu của hộ gia đình và Chính phủ cho hàng hóa, dịch vụ cuối cùng, hay chỉ được xác định là chi phí đầu vào của khu vực tư nhân để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ cuối cùng. Vì kết quả của sự chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và triển khai được phản ánh bởi số lượng TSTT được tạo ra từ hoạt động đó và có khả năng gây biến động GDP, nên có thể rút ra giả thiết rằng có tồn tại mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng TSTT được tạo ra bởi công dân của một nước; trong đó các TSTT được đặc trưng bởi hai dạng: đơn đăng ký sáng chế và tài liệu khoa học được công bố quốc tế.

Tại Việt Nam, kết quả ước lượng và kiểm định cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng TSTT của Việt Nam thông qua hai chỉ tiêu điển hình là số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và số lượng tài liệu khoa học được công bố quốc tế của người Việt Nam. Có nhiều yếu tố khác cũng có tác động tới tốc độ tăng trưởng GDP, chẳng hạn tốc độ tăng cung tiền, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng lao động..., nhưng dường như tất cả các yếu tố đó là những biểu hiện cụ thể của một nền kinh tế, phụ thuộc vào quy mô sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, mà suy cho cùng quy mô đó đạt được lại dựa trên động lực là tri thức, KH&CN, dưới dạng cụ thể là TSTT.

Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP bằng công cụ then chốt là phát triển số lượng TSTT, đặc biệt là sáng chế. Mặc khác, cần chú trọng tới chất lượng của hoạt động nghiên cứu và triển khai để cho các tài liệu khoa học được công bố quốc tế của người Việt Nam thực sự xuất phát từ thực tiễn và nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam, có như vậy thì việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và các kết quả nghiên cứu khoa học mới thực sự hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)