Chi tiết chương trình
 
Kinh nghiệm thúc đẩy động lực sáng tạo
 Ngày: 11-10-2020
File đính kèm: , ,
Từ lâu, hoạt động sáng chế được coi là một trong những nhân tố dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Động lực sáng tạo của nhà sáng chế ngày càng trở thành mối quan tâm lớn vì được coi là thành tố chủ chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh chiến lược của quốc gia.
Các nhân tố thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sáng chế

Khi được hỏi về lý do thúc đẩy nhà sáng chế (SC) thực hiện hoạt động sáng tạo, hầu hết các nhà SC ở Mỹ và Nhật Bản cho rằng sự hài lòng do giải quyết được vấn đề kỹ thuật và sự hài lòng do đóng góp vào tiến bộ kỹ thuật (nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm và đối với các nhà SC làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ) là những lý do quan trọng nhất thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC. Ở Hoa Kỳ, việc tạo ra giá trị cho tổ chức và tạo lập uy tín/danh tiếng của bản thân nhà SC cũng được nhiều nhà SC coi là những lý do rất quan trọng thúc đẩy động lực sáng tạo, trong khi không có nhiều nhà SC Nhật Bản coi trọng các lý do này.

Mỹ và Nhật Bản, các nhà SC đều coi thu nhập không quan trọng so với các nhân tố nội sinh và uy tín/danh tiếng của nhà SC. Đối với các nhà SC Mỹ và Nhật Bản làm việc trong các cơ sở nghiên cứu và phát triển (hoạt động SC được coi là công việc thường xuyên của những nhà SC này), sự hài lòng do đóng góp vào tiến bộ kỹ thuật, uy tín, sự thăng tiến nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc là những nhân tố thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC mạnh hơn, trong khi các nhà SC không làm việc trong các cơ sở nghiên cứu và phát triển có xu hướng coi trọng các nhân tố về thu nhập do chính SC của mình mang lại hơn.

Cũng theo kết quả khảo sát các nhà SC ở châu Âu trong khuôn khổ Dự án PatVal-EU2 của Ủy ban châu Âu về lý do thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC, các nhà SC cho rằng mong muốn giải quyết vấn đề kỹ thuật trong thực tiễn (44,97%), chinh phục thách thức trí tuệ (38,03%), sự hài lòng vì đã chứng tỏ rằng vấn đề kỹ thuật có thể được giải quyết (34,92%) và SC làm gia tăng kết quả hoạt động của tổ chức mà nhà SC làm việc (32,94%) là những lý do quan trọng nhất. Kết quả khảo sát của PatVal-EU2 khá tương đồng với PatVal-EU1.

Với mẫu khảo sát của PatVal-EU1, các nhà SC ở 6 nước châu Âu (Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh) cũng cho rằng phần thưởng bằng tiền và các hình thức phần thưởng khác như sự thăng tiến nghề nghiệp không quan trọng bằng các phần thưởng cá nhân và xã hội, như sự hài lòng của bản thân, uy tín, danh tiếng và sự đóng góp vào kết quả hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 41,66% nhà SC nhận được tiền thù lao từ những SC của họ; trong số đó 89,02% nhà SC nhận thù lao mang tính vụ việc, tạm thời(chẳng hạn tiền thưởng, phí chuyển giao SC được nhận một lần, giải thưởng...), chỉ có 3,81% nhà SC nhận được thù lao dài hạn (như tăng lương, thăng tiến về chức vụ, phí chuyển giao SC theo kỳ vụ...). Ở 6 nước châu Âu nêu trên, 89,37% SC được sáng tạo ra từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp (riêng ở Đức: 94,03%), chỉ có khoảng 8,70% SC được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.

Một số chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC

Chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC phụ thuộc vào hệ thống thể chế ở mỗi nước, khu vực. Sự hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động SC, đổi mới sáng tạo đang diễn ra ngày càng sâu rộng hơn trong cả khu vực tư nhân và nền kinh tế nói chung. Chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC, theo cơ chế kéo hay đẩy, bằng công cụ phi kinh tế hoặc kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước, khu vực trên thế giới. Hầu hết các nước sử dụng các chính sách giải thưởng, bảo hộ độc quyền SC, thuế, đầu tư liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển làm công cụ chủ yếu và không thể thiếu được nhằm thúc đẩy động lực sáng tạo ở cả nước phát triển và nước đang phát triển.


Tuy nhiên, dường như các công cụ phi kinh tế như giải thưởng có tác dụng khá hạn chế trong việc thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà SC vì không trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế cho nhà SC. Trong khi đó, một số học giả đã chứng minh rằng pa-tăng có vai trò quyết định trong việc định hướng và thúc đẩy năng suất sáng tạo. Thực tiễn ở nhiều nước, khu vực trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy động lực của nhà SC, hầu hết các chính sách đều hướng vào việc sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế như bảo hộ độc quyền SC, thuế, đầu tư liên quan đến thương mại hóa SC, bao gồm chuyển giao SC trên thị trường.

Hoạt động SC là hoạt động mang tính rủi ro cao, thông tin SC lại dễ dàng bị sao chép vì có bản chất hàng hóa công cộng, vì vậy sự tồn tại của các pa-tăng sẽ mang lại vị thế độc quyền cho người nắm giữ, lợi nhuận siêu ngạch bù đắp rủi ro cho chủ sở hữu và cơ hội tăng thu nhập cho nhà SC từ việc thương mại hóa SC. Nếu không có pa-tăng, chi phí biên của việc sao chép trái phép SC gần như bằng 0 và triệt tiêu hầu hết lợi ích kinh tế do SC mang lại cho nhà SC cũng như làm suy giảm nỗ lực đầu tư, kể cả đầu tư trí tuệ, cho hoạt động SC. Dữ liệu thống kê của OECD cho thấy, các nước hiệu lực bảo hộ độc quyền SC mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hàn Quốc đều là những nước sáng tạo ra nhiều SC nhất thế giới; những nước có hệ thống bảo vệ độc quyền SC được cải thiện trong nhiều năm qua như Trung Quốc, Ấn Độ cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng SC do công dân của mình sáng tạo ra.

Hầu hết 30 nước OECD đều có chính sách giảm thuế dưới hình thức trợ cấp trực tiếp đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, bao gồm việc tạo dựng, phát triển hoặc cải tiến SC. Chính sách miễn giảm thuế trong một thời gian nhất định cũng khá phổ biến ở các nước đang phát triển nhằm thu hút đầu tư cho hoạt động SC, thường là trong các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Doanh nghiệp ở nhiều nước như Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Mỹ ... có thu nhập phát sinh trực tiếp từ việc thương mại hóa SC được cấp pa-tăng sẽ được giảm thuế thu nhập ít nhất 10%. Nhiều nước còn áp dụng chính sách giảm thuế đầu tư cho doanh nghiệp đối với những khoản đầu tư cho trang thiết bị công nghệ cao và phần mềm, nhằm cải thiện điều kiện làm việc của các nhà SC và thu hút các chuyên gia công nghệ. Ngoài các chính sách thuế nói trên, ngày càng có nhiều nước (chẳng hạn Ai Len) áp dụng chính sách giảm thuế đối với các khoản chi phí phát sinh từ việc sở hữu TSTT nhằm thu hút đầu tư và tạo việc làm trong hoạt động đổi mới sáng tạo.

Chính sách đầu tư cho hoạt động SC cũng được hầu hết các nước có thu nhập cao và trung bình chú trọng, được thể hiện qua tỷ trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng ngân sách nhà nước tới hơn 16% (Trung Quốc), thậm chí tới 60,48% (Ấn Độ). Đồng thời với chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nhìn chung hầu hết các nước cũng đều dành tỷ trọng đầu tư thích đáng cho giáo dục, có thể tới hơn 7% GDP (Phần Lan).

Những nước như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức có số lượng nhà nghiên cứu vượt trội so với các nước khác; những nước này cũng là những nước có số lượng người có trình độ đại học và thạc sỹ chuyên ngành khoa học và kỹ thuật rất lớn. Sự hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng được nhiều nước coi là chính sách then chốt thúc đẩy hoạt động SC, bao gồm các hình thức như tài trợ, tín dụng, đầu tư kết cấu hạ tầng (xây dựng trường đại học, phòng thí nghiệm, giáo dục bậc đại học...), hỗ trợ việc tương tác ý tưởng mới với cộng đồng khoa học và kỹ thuật thế giới, tạo lập thị trường SC...

Công Thường

Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)