Chi tiết chương trình
 
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CỦA NGÀNH DA GIẦY TÚI XÁCH VIỆT NAM
 Ngày: 22-12-2020
File đính kèm: , ,
Để hỗ trợ các doanh nghiệp da giầy trong nước chủ động, tự chủ, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm, chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công thuần túy sang tự chủ nguyên liệu, tự thiết kế sản xuất, tự sản xuất và phân phối, cũng như có thể tiếp cận sản xuất các sản phẩm cao cấp cũng như sản phẩm đặc thù, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam đã thực hiện đề án “Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về thiết bị thử nghiệm, kiểm định chất lượng nguyên phụ liệu, sản phẩm ngành da giầy và tư vấn công nghệ cho doanh nghiệp da giầy về quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của ngành’’

1-                Sựcần thiết và tính phù hợp của đề án

Đổi mới công nghệ tiên tiến và ứng dụng công nghệ số hóa của Cách mạngcông nghiệp 4.0 trong sản xuất của ngành da giầy là giải pháp hữu hiệu nhất đểtăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, trong bối cảnh chi phí lao động và giánhập khẩu nguyên phụ liệu ngày càng tăng. Trong những năm qua, các doanh nghiệpFDI và một số ít doanh nghiệp lớn trong nước đã bỏ nhiều công sức và vốn đầu tưđể ứng dụng công nghệ cao và tự động hóa trong các khâu sản xuất nhằm tăng năngsuất lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm sử dụng nhiều lao động và tăng sức cạnhtranh của sản phẩm. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng côngnghệ cao và tự động hóa trong sản xuất da giầy tại Việt Nam chưa được phổ biếnvà nhân rộng tới các doanh nghiệp trong ngành.Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư, ngành Da giầy thế giới đã có nhiều ứng dụng các công nghệ sản xuấtmới, cải thiện chuỗi giá trị sản xuất da giầy, gồm hệ thống mạng thực-ảo, nhàmáy thông minh tự động hóa ở mức cao, hệ thống giao tiếp máy với máy, người vớimáy, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot tiên tiến, công nghệ chế tạo in 3D, côngnghệ vật liệu thông minh, công nghệ nano, công nghệ sinh học. Do vậy các doanhnghiệp da giầy có vốn đầu tư trong nước rất cần được tư vấn, chuyển giao ứng dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật mới – thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 vào sản xuất kinh doanh.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp da giầy trong nướcchủ động, tự chủ, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm, chuyển đổiphương thức sản xuất từ gia công thuần túy sang tự chủ nguyên liệu, tự thiết kếsản xuất, tự sản xuất và phân phối, cũng như có thể tiếp cận sản xuất các sảnphẩm cao cấp cũng như sản phẩm đặc thù, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,Hiệp hội Da giy - Túi xách Việt Nam đãthực hiện đ án “Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về thiết bịthử nghiệm, kiểm định chất lượng nguyên phụ liệu, sản phẩm ngành da giầy và tưvấn công nghệ cho doanh nghiệp da giầy về quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và sản phẩm hoàn chỉnhphục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của ngành’’

2-                Mục tiêu của đề án

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giầytại Việt Nam thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn để nâng cao khả năng kiểmsoát tốt chất lượng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và sản phẩm hoàn chỉnh củangành, giúp các doanh nghiệp trong ngành và cơ quan quản lý có được căn cứ xâydựng và phát triển một môi trường kinh doanh minh bạch trong lĩnh vực da giầy.

Trong thời gian tới, nhu cầu xây dựng, vận hành các phòng thử nghiệm tạidoanh nghiệp da giầy sẽ tăng mạnh. Một mặt do các doanh nghiệp chuyển đổi dầnphương thức sản xuất cần chủ động cung ứng nguyên phụ liệu, mặt khác do các quyđịnh an toàn hóa chất đối với vật liệu và sản phẩm da giầy tiêu thụ nội địa vàxuất khẩu ngày càng gia tăng.Do vậy bên cạnh việc đáp ứng được một phần nhu cầuthử nghiệm, kiểm định cho các doanh nghiệp da giầy, trung tâm thử nghiệm sẽ làmột mô hình mẫu để nhân rộng ra nhiều doanh nghiệp da giầy nước ta hoặc ở một sốđịa phương, nơi hội tụnhiều doanh nghiệp da giầy.

Trong bối cảnh ứng dụng các thành tựu công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ,nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, công nghệ sản xuất sảnphẩm mới sẽ ngày càng gia tăng.Trung tâm sẽ là đầu mối hỗ trợ các doanh nghiệpcó vốn đầu tư trong nước tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vàquản trị doanh nghiệp.

3-                Phạm vi thực hiện đề án

Dođề án này cần đầu tư về chiều sâu gồm trang thiết bị máy móc và đào tạo nguồnnhận lực để sau này có thể tạo ra một sản phẩm là dịch vụ cung cấp cho ngành dovậy đề án được thực hiện trong thời gian là 2 năm.

Giai đoạn 1 ( năm 2019) đã thựchiện được các nội dung

-                    Nghiên cứu tổng quan (khảocứu tài liệu)

-                    Khảo sát thực tế cáctrung tâm nghiên cứu trong nước vàtrên thế giới.

-                    Nghiên cứu và đầu tư cơsở hạ tầng, đầu tư một số trang thiết bị thử nghiệm, kiểm định vật liệu và sảnphẩm da giầy.

-                    Xây dựng bộ phương pháp(tiêu chuẩn) cho phòng thử nghiệm và xây dựng hồ sơ ISO 17025 cho phòng thửnghiệm

-                    Đào tạo đội ngũ quản lý,thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu vận hành phòng thí nghiệm. Đào tạo các khóa kiểmsoát chất lượng về công nghệ và vật liệu.

-                    Quản lý, vận hành phòng thửnghiệm.

-                    Xây dựng đội ngũ chuyên gia tưvấn, chuyển giao dịch vụ thử nghiệm, công nghệ mới

Giai đoạn 2 (Năm 2020) đã tiếp tục thực hiện các nội dung còn lại:

-                    Tiếp tục đầu tư nâng cấpthêm trang thiết bị, bổ sung các phương pháp thửnghiệm, kiểm định các sản phẩmvà vật liệu ngành da giầy.

-                    Tiếp tục đào tạo đội ngũquản lý, thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu vận hành phòng thí nghiệm. Các khóa kiểmsoát chất lượng và hóa chất. Đào tạo nâng cao cán bộ quản lý phòng thử nghiệmtheo tiêu chuẩn SATRA. Đào tạo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO17025 cho các doanh nghiệp.

-                    Hoàn thiện bộ phươngpháp (tiêu chuẩn) thử nghiệm các chỉ tiêu cơ, lý, hóa và an toàn hóa chất của vậtliệu và sản phẩm da giầy nâng cao.

-                    Chứng nhận đạt chuẩn chophòng thử nghiệm để đáp ứng yêu cầu thử nghiệm sản phẩm hợp qui cho thị trườngtrong nước, cũng như được một số nước chấp nhận kết quả thử nghiệm cho sản phẩmnhập khẩu. Các chứng chỉ sẽ được cấp bởi Văn phòng công nhận chất lượng BoA vàtổ chức uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực da giầy SATRA.

4-                Kết quả đạt được

-                    Xây dựng được mộttrung tâm thử nghiệm, kiểm định vật liệu và sản phẩm da giầy, tư vấn, chuyểngiao dịch vụ thử nghiệm và công nghệ mới gồn các thiết bị thử nghiệm cơ lý, thiếtbị thử nghiệm hóa học.

-                    Xây dựng được đội ngũ cán bộ quảnlý Phòng Thử nghiệm, Cán bộ tư vấn và đội ngũ thử nghiệm viên trong lĩnh vực dagiầy.

-                    Tư vấn đào tạo cho nhiều doanh nghiệpvề kiểm soát chất lượng về công nghệ và vật liệu, kiểm soát hóa chấttrong lĩnh vực da giầy.

-                    Xây dựng được bphương pháp(tiêu chuẩn) thử nghiệm các chỉ tiêu cơ, lý, hóa và an toàn hóa chất của vật liệuvà sản phẩm da giầy.

-                    Bộ tài liệu đào tạo về quản lý chất lượngvà hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm và nguyên vật liệu ngành da giầy, đàotạo về hóa chất, đào tạo về công nghệ và vật liệu, đàotạo về hệ thống quản lý ISO 17025, đào tạo về vận hành phòng thử nghiệm.

5-                Hiệu quả đạt được:

+ Đối với lĩnh vựcKH&CN có liên quan:

Trung tâm thử nghiệm được trang bị các trang thiết bị hiện đại, tiêu chuẩnchâu Âu, với các phương pháp thử nghiệm, kiểm định mới sẽ giúp nâng cao trình độkhoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vật liệu da giầy, cũngnhư nghiên cứu thiết kế và gia công sản phẩm da giầy.

Nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên gia tư vấn và chuyển giao công nghệmới, làm tiền đề nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp dagiầy có vốn đầu tư trong nước.

Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và các trung tâm thử nghiệm, kiểm địnhvà tư vấn chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các thành tựucủa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

+ Đối với tổ chức chủtrì: 

Tổ chức chủ trì đề tài được đầu tư Trung tâm thử nghiệm với các trang thiếtbị hiện đại, tiêu chuẩn châu Âu, với các phương pháp thử nghiệm, kiểm định mới,và đặc biệt là các phòng thử nghiệm đạt chuẩn Châu Âu sẽ là cơ sở rất tốt đểgiúp ngành da giầy nước ta chủ động trong lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định. Kếtquả thử nghiệm được chấp nhận trong và ngoài nước giúp nâng cao uy tín ngành dagiầy nước ta trên trường quốc tế.

+ Đối với các cơ sở ứngdụng kết quả nghiên cứu:

Trung tâm thử nghiệm là cơ sở rất tốt để giúp các doanh nghiệp ngành dagiầy nước ta chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công thuần túy sang sản xuất FOB (tự chủnguyên liệu), ODM (tự thiết kế sản xuất), OBM (tự sản xuất và phân phối) nhằmnâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,tăng thu nhập cho người lao động.

Các doanh nghiệp ngànhda giầy được cung cấp dịch vụ thử nghiệm, kiểm định đạt chuẩn châu Âu với chiphí thấp, được tư vấn xây dựng các phòng thử nghiệm tại doanh nghiệp đạt hiệuquả cao. Đặc biệt dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ mới sẽ giúp các doanhnghiệp đa dạng hóa mặt hàng, sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, và ứng dụng được các thành tựu của cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

+ Đối với kinh tế - xã hộivà môi trường

Nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia của ngành da giầy thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Ngành da giầy sẽ đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập của doanh nghiệp và nângcao đời sống người lao động theo định hướng phát triển ngành da giầy đến năm2020 tầm nhìn 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Phòng thử nghiệm giúpcác cơ quan quản lý trong việc đưa ra các quy định hợp quy sản phẩm da giầy,giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

6-                Kết luận

Hiện nay Việt Nam đứng thứ 3 thế giới vềsản xuất và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu giầy dép với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.

Quản lý chất lượng từ vật liệu đến sản phẩm đến quá trình sản xuất luôn làyếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và năng lực cạnh tranhvới khách hàng. Hiệp hội hiện là hội viên chính thức của Tổ chức Satra - đây là một tổ chức uy tínhàng đầu về xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn về giầy dép trên thế giới.

Với sự nghiên cứu nghiêm túc vàtoàn diện, Hiệphội đã thamkhảo học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trung tâm giám định trên thế giới vàtrong nước cùng với vận dụng nguồn lực sẵn có, kết hợp với sự hỗ trợ ngân sáchcủa chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, Phòng Thử nghiệm sản phẩm da giầy đầutiên đã được hình thành với trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất khangtrang. Trongquá trình xây dựng Phòng Thử nghiệm, Hiệp hội đã được sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên giaItaly (theo chương trình hợp tác liên Chính phủ của Việt nam - Italy) và hỗ trợ từ phía các chuyên gia Anh (đến từ tổ chứcSatra). Trảiqua 2 giai đoạn thực hiện, đến nay phòng thử nghiệm đã hoàn thành mục tiêu đặtra và sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp trong lĩnh vực da giầy, đẩy mạnh pháttriển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nguyễn Thanh Bình


Các tin đã đưa
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)